Miền Trung vừa trải qua một nỗi ám ảnh khi nước lũ bất ngờ dâng cao, có nơi ngập lên tận nóc nhà. Sau một thời gian chật vật thì nay, nước lũ đã rút. Thế nhưng, nước lũ rút cũng là lúc người dân nơi đây xót xa khi phải chứng kiến ngôi nhà thân yêu của mình hoang tàn, mọi vật dụng trong nhà đều hỏng cả, những con vật nuôi thì chẳng còn.
Tại Hà Tĩnh: Ngày 23/10, nước lũ đã rút tại Cẩm Vịnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Nước lũ khiến nhiều tài sản có giá trị khác của người dân rốn lũ Hà Tĩnh "theo sông về với biển". Trong đó có 6 xã chịu thiệt hại nặng nề nhất gồm Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Vịnh, Cẩm Quan.
Sau thời gian ngập nước, thóc đã lên mầm, bà con ở Hà Tĩnh nỗ lực phơi lại với hi vọng có thóc để ăn. Ảnh Báo Giao thông
Chiếc xe hỏng sau thời gian bị ngập nước ở Hà Tĩnh. Ảnh Báo Giao thông
Tại Quảng Bình: Ở một số địa phương tại tỉnh Quảng Bình, nước lũ đã rút, để lại cho người dân là khung cảnh tan hoang, tài sản bị hư hỏng, cuốn trôi, bùn đất bám đầy nhà cửa. Hiện một số nơi vẫn còn ngập chìm trong nước lũ.
Đồ đạc trong nhà gần như đã trong tình trạng bị hỏng. Ảnh Báo gia đình
Tại Quảng Trị: Đến chiều ngày 23/10, nước các trên các sông như Cánh Hòm, Hiếu (thuộc địa phận xã Gio Mai, huyện Gio Linh) và sông Thạch Hãn, Vĩnh Định (qua địa phận xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong) đã rút xuống rất nhiều. Sau khi lũ rút, nhiều người dân khóc ròng vì nhà cửa, tài sản bị tàn phá tan hoang trong khi các tuyến đường, cây cầu ở các giao lộ huyết mạch tại Quảng Trị chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhiều tuyến đường bị hư hỏng. Ảnh Tiền Phong
Quần áo bị ướt sạch chất đống. Ảnh Tiền Phong
Nước lũ đã rút nhưng vẫn còn bao nỗi lo cơm áo gạo tiền, bao nỗi vất vả chồng chất phía sau mà người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị phải khắc phục. Với tinh thần "Tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách", đã có rất nhiều mạnh thường quân chung tay cùng đồng bào miền Trung trong suốt thời gian qua.