Tin mới

Những lý do khiến bạn nên cẩn trọng khi mua hàng ở Sim Lim Square

Thứ năm, 06/11/2014, 09:07 (GMT+7)

Giá cả nhập nhằng,\nbán hàng lỗi, hàng kém chất lượng… thậm chí là đe dọa khách hàng là những hành\nvi nổi tiếng ở Sim Lim Square khiến bạn nên cân nhắc cẩn trọng khi mua đồ ở\nđây.

 

 

Giá cả nhập nhằng, bán hàng lỗi, hàng kém chất lượng… thậm chí là đe dọa khách hàng là những hành vi nổi tiếng ở Sim Lim Square khiến bạn nên cân nhắc cẩn trọng khi mua đồ ở đây.

Mới đây, theo thông tin được đăng tải trên một tờ báo Singapore, một du khách Việt Nam cùng bạn gái đi du lịch ở Singapore đã quyết định mua chiếc iPhone 6 tại cửa hàng Mobile Air thuộc trung tâm thương mại điện tử Sim Lim để làm quà tặng sinh nhật bạn gái.

Do không thạo tiếng Anh nên du khách này đã bị lừa gạt với những thông tin giá cả, bảo hành nhập nhằng, khiến mức giá cuối cùng của sản phẩm đội lên nhiều lần. Dù đã van xin, quỳ gối khóc lóc van nài nhân viên nhận lại máy và xin được hoàn lại tiền nhưng những nhân viên của cửa hàng lại cười nhạo anh, còn người qua đường chẳng ai có ý định giúpkhiến họ phải nhờ đến cảnh sát. Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng của Singapore để giải quyết vụ việc song cuối cùng anh vẫn phải chịu thiệt hại tương đương hơn 9 triệu đồng.

Không chỉ riêng vụ việc với du khách Việt này,  Khu mua sắm Sim Lim Square ở Singapore từ lâu đã được biết đến với những vụ bê bối xấu hổ. Gần đây, khu mua sắm này lại tiếp tục lên mặt báo Singapore sau khi Mobile Air hoàn lại số tiền hơn 1.000 USD cho khách hàng, nhưng trả toàn bộ bằng tiền xu.

Nhiều người đã phải kêu cứu các cấp chính quyền quản lý khu vực này, yêu cầu phải "có quan điểm, biện pháp cứng rắn hơn với những nhà bán lẻ ngoan cố". Dưới đây là  những lý do khiến Sim Lim Square “nổi tiếng”:

 Giá cả đắt đỏ

Giá bán quá cao có lẽ là "tiếng xấu" nhất của khu Sim Lim Square. Từ camera cho tới iPhone, tất cả các chủ cửa hàng đều cố gắng biến khách hàng thành "những con gà béo", đặc biệt là khách du lịch.. Năm 2012, một khu vực để người mua sắm để lại các phản ánh, phàn nàn đã được thành lập tại khu này trong một nỗ lực để giải quyết vấn đề nêu trên nhưng chưa phát huy được tác dụng. Một số cửa hàng vẫn còn đề tên mập mờ hoặc thậm chí đổi tên để tránh bị nhận ra.

Các vụ việc khách hàng bị lừa mua hàng với giá quá cao ở Sim Lim Square không hề khó tìm thấy trên Facebook, diễn đàn, blog hoặc các trang đánh giá. Trước đây, một khách hàng đã từng đăng trên trang TripAdvisor rằng một cửa hàng tại Sim Lim Square đã ép anh trai anh mua một chiếc điện thoại di động với giá lên tới 750 USD mặc dù giá như trước đó thỏa thuận chỉ là 270 USD. Phụ phí phát sinh được cho là phí bảo hiểm.

Bán hàng lỗi, hàng kém chất lượng

Một vấn đề khác mà người mua hàng ở Sim Lim Square có thể phải đối mặt là hàng lỗi, hàng kém chất lượng. Điều này thường khiến họ mất rất nhiều thời gian qua lại khu Sim Lim này, nhưng đôi khi vẫn không được đổi lại hàng mới.

 Trên diễn đàn Hardwarezone, một người dùng chia sẻ kinh nghiệm rằng anh đã từng yêu cầu mua một thiết bị điện thoại di động hỗ trợ kết nối 3G nhưng bị lừa mua về một sản phẩm chỉ hỗ trợ 2G. Anh đã mất rất nhiều lần đến Sim Lim Square sau đó bởi thậm chí cả sản phẩm mà cửa hàng thay thế... cũng bị lỗi.

Giá cả nhập nhằng

Các chủ cửa hàng ở Sim Lim Square còn nổi tiếng với cách bán hàng vô cùng nhập nhằng. Đặc biệt với khách du lịch, dù đã đồng ý với mức giá chiết khấu, nhưng sau đó họ lại nâng giá lên và nói mức giá chiết khấu sẽ được tính trong khoản hoàn thuế.

Mới đây, ngày 3/11, cửa hàng Cyber Maestro tại khu Sim Lim Square đã bị Tòa án tối cao Singapore ban hành lệnh cấm bán hàng vĩnh viễn. Tổng cục Du lịch Singapore là tổ chức đề nghị ra lệnh cấm này, do nhận được quá nhiều đơn khiếu nại, trong đó có cả hành vi gây hiểu lầm cho người tiêu dùng về giá hàng hoá. Ngoài ra, cửa hàng Cyber Maestro còn bị buộc tội bán hàng giá quá đắt, đe dọa và gây áp lực với khách hàng cùng nhiều cáo buộc khác. Lệnh cấm vĩnh viễn sẽ hạn chế các cửa hàng có những hành vi buôn bán như vậy.

Hăm dọa khách hàng

Vài năm trở lại đây, không ít chủ cửa hàng ở Sim Lim đã nhiều lần bị phàn nàn khi có hành động hăm dọa khách không muốn mua hàng hoặc mong muốn đổi trả sản phẩm. Một đoạn video minh chứng cho điều này đã từng được đăng tải lên YouTube. Trong đoạn video đó, một nhân viên bán hàng đã không ngần ngại văng nhiều lời tục tĩu khi khách hàng hỏi cụ thể về mức giá một chiếc máy quay phim. Đoạn video thu hút tới 200.000 lượt xem.

Năm 1989, một khách du lịch từ Đài Loan thậm chí bị dọa đánh khi muốn trả lại sản phẩm mà anh bị ép phải mua với giá quá cao. Lúc đó, vị khách này đã mua một chiếc máy chạy đĩa di động của Toshiba với giá 380 USD, cao gấp đôi giá thị trường.

Bán hàng lậu, hàng trộm cắp, phạm pháp

Trở lại thời điểm năm 1989, Sim Lim Square từng là một nơi trao đổi, mua bán hàng hóa điện tử trộm cắp. Ngày 20 tháng 7 nam 1989, chỉ trong một đợt vây bắt bất ngờ, khoảng 3 triệu USD giá trị hàng hóa điện tử trộm cắp, bao gồm cả phần mềm, đã bị giới chức Singapore thu giữ.

Nhiều năm qua, Sim Lim Square liên tục bị bêu tên trên các mặt báo vì các chủ cửa hàng bán phim, game và video lậu.

Theo Bảo An/Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news