Tin mới

Những vết thương chưa lành sau 10 năm động đất, sóng thần tại Fukushima

Thứ năm, 11/03/2021, 15:19 (GMT+7)

Những tác động từ từ vụ động đất, sóng thần, rò rỉ hạt nhân tại Nhật Bản 10 năm trước giờ vẫn còn tiếp diễn với và con người vẫn đang nỗ lực để khắc phục nó.

Vào ngày 11/3/2011, một mảng kiến tạo chuyển động ầm ầm dưới đáy biển. Sự rung chuyển kéo dài trong 6 phút. Các tòa nhà ở Tokyo lắc lư. Trái đất dịch chuyển trên chính trục của mình. Trận động đất mạnh 9 độ Richter đủ để rút ngắn ngày của Trái đất, tạo một cú chao đảo cho vòng quay của nó.

Trong vòng chưa đầy một giờ, cơn sóng thần đầu tiên tràn vào bờ biển phía bắc đất nước. Con sóng đạt đến tầm cao 39m, tràn sâu vào đất liền đến gần 10km. Người dân chỉ có vài phút cảnh báo và ngay cả các địa điểm sơ tán cũng bị ngập.

11 lò phản ứng hạt nhân tại 4 nhà máy điện tự động đóng cửa khi phát hiện ra những rung chấn của trận động đất. Nhà máy Fukushima Daiichi, do Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) điều hành, đã lên kế hoạch sử dụng máy phát điện diesel khẩn cấp để liên tục bơm nước làm mát cho các lò phản ứng này. Nhưng chỉ trong vòng một giờ đồng hồ, các máy phát điện bị ngập lụt đã hỏng.

Hơi nước tạo ra áp suất khủng khiếp, tạo ra khí hydro. TEPCO đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Chính phủ đã sơ tán hàng nghìn người trong bán kính mở rộng xung quanh nhà máy điện.

Tuyệt vọng, TEPCO cố gắng xả hơi, giải phóng bức xạ. Họ cũng bơm nước biển vào, ăn mòn máy bơm và đường ống của lò phản ứng. Một vụ nổ hydro xé toạc lò phản ứng Số 3 và đốt cháy kho chứa nhiên liệu đã sử dụng, giải phóng thêm bức xạ. Cuối cùng, 3 lò phản ứng đã bị hư hại nghiêm trọng.

Cho đến nay, đã có một trường hợp qua đời do bức xạ được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản chứng nhận, nhưng con số đó không tính đến tổng tác động của vụ tai nạn. Hơn 164.000 người đã được sơ tán, trong đó có một số 43.000 vẫn là người tị nạn .

10 năm sau thảm họa kép tại Fukushima, các nhà chức trách vẫn chưa khắc phục được những hậu quả mà nó để lại. Ảnh: Washington Post
10 năm sau thảm họa kép tại Fukushima, các nhà chức trách vẫn chưa khắc phục được những hậu quả mà nó để lại. Ảnh: Washington Post

10 năm sau, các nhà khoa học tiếp tục điều tra về tác động với sức khỏe con người và những nỗ lực phục hồi môi trường.

Đám mây bụi phóng xạ ở Fukushima

Vụ nổ phóng xạ bao gồm nhiều đồng vị phóng xạ dễ bay hơi, bao gồm iodine-131, cesium-134, cesium-137, and xenon-133. Trong số này, cesium-137 bao gồm phần lớn chất ô nhiễm lâu dài, tồn tại trong môi trường hàng thập kỷ.

Các chuyên gia đã dành 10 năm qua để cố gắng xác định những hạt nào đã được giải phóng và với số lượng bao nhiêu. Các ước tính phóng xạ ban đầu của chính phủ Nhật Bản không tính đến lượng phóng xạ lớn đi đến Bắc Mỹ và Châu Âu, và một số thiết bị giám sát của họ bị ô nhiễm quá mức nên không thể cung cấp dữ liệu đáng tin cậy.

Sau đó, nghiên cứu độc lập phát hiện ra nhiều xenon-133 hơn ở Chernobyl, và gấp đôi lượng cesium-137 mà chính phủ Nhật Bản đã tính.

Bức xạ đại dương

Nghiên cứu từ Viện Hải dương học Woods Hole đã ghi nhận mức độ bức xạ trong đại dương gần các lò phản ứng Fukushima “cao hơn 50 triệu lần so với trước khi vụ tai nạn xảy ra”. Một nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy mức độ hạt nhân phóng xạ ở cá ngoài khơi Fukushima có thể thay đổi, nhưng vẫn ở mức cao. Cá ngừ ở California đã được phát hiện có mức độ phóng xạ cesium thấp từ Fukushima.

Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng rủi ro sức khỏe con người khi ăn cá đánh bắt ở Thái Bình Dương là không đáng kể. Vào năm 2020, chính phủ Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm đối với hải sản ở Fukushima bởi chúng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt hơn so với hướng dẫn của Mỹ về cesium trong thực phẩm.

Mức độ phóng xạ ngoài khơi của Fukushima đã giảm trong những năm qua, nhưng một số lò phản ứng ở đó vẫn bị rò rỉ. Và trong thập kỷ qua, TEPCO đã tiếp tục làm mát các lõi nhiên liệu bằng nước, vốn bị ô nhiễm bởi quá trình này.

Chính phủ Nhật Bản đã đề xuất xả nước vào Thái Bình Dương nhưng ngành đánh bắt cá đã phản đối khiến kế hoạch này bị hoãn lại.

Ngày hôm nay, Nhật Bản tưởng niệm thảm họa kép động đất, sóng thần và rò rỉ nhà máy hạt nhân tại Fukushima cách đây 10 năm. Ảnh: Getty
Ngày hôm nay, Nhật Bản tưởng niệm thảm họa kép động đất, sóng thần và rò rỉ nhà máy hạt nhân tại Fukushima cách đây 10 năm. Ảnh: Getty

Dọn dẹp đất bị đình trệ

Trên đất liền, việc dọn dẹp diễn ra chậm chạp. Năm 2013, TEPCO quyết định sẽ đóng cửa ba lò phản ứng không bị hư hại và bắt đầu ngừng vận hành nhà máy điện. Nhưng quá trình này đã bị trì hoãn. 3 lò phản ứng bị hư hỏng là thách thức đặc biệt với mức độ bức xạ vẫn cao, phần lớn công việc dọn dẹp phải được thực hiện bằng cách sử dụng robot.

Các điểm nóng phóng xạ tiếp tục được tìm thấy trên khắp đất nước. Và các nhà nghiên cứu vẫn đang khám phá ra những thông tin mới, như cách mưa tập trung caesium trong các khu rừng, nếu phát quang đất để làm nông nghiệp hoặc đốt gỗ làm nhiên liệu thì có nhiều nguy cơ cho sức khỏe con người.

Trong khi đó, 122.000 người đã trở về nhà ở Fukushima sau nỗ lực khử nhiễm của chính phủ. Nhật Bản đã chấm dứt trợ cấp nhà ở cho người sơ tán, buộc nhiều người lựa chọn giữa những khó khăn về tài chính và trở về.

Các ảnh hưởng sức khỏe khác

Hơn 18.500 người đã chết vì sóng thần, nhưng số người chết do tai nạn hạt nhân vẫn còn tranh cãi. Hai nhân viên của TEPCO đã chết vì “điều kiện thiên tai”, bị thương bên ngoài. Cho đến nay, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản vẫn ra phán quyết rằng bức xạ đã gây bệnh cho 4 nhân viên nữa. Ca qua đời duy nhất do phóng xạ được xác nhận vào năm 2018 là cựu nhân viên bị phơi nhiễm.

Nhưng những ảnh hưởng đến sức khỏe của vụ tai nạn không chỉ giới hạn ở việc tiếp xúc với bức xạ.

Cơ quan Tái thiết Nhật Bản phát hiện ra rằng sự căng thẳng về sau, việc gián đoạn chăm sóc y tế và tự tử đã khiến 2.202 người chết. Ngoài ra, tỷ lệ qua đời ở người cao tuổi ở nhà tạm tăng mạnh (gấp 2,4 lần tỷ lệ bình thường), cùng với các tác động đáng kể đến sức khỏe tâm thần và tỷ lệ rối loạn căng thẳng sau chấn thương cao. Trong một nghiên cứu về những người đã chuyển chỗ ở, 59,4% được chỉ ra là mắc PTSD.

Các bệnh không lây nhiễm như bệnh tiểu đường cũng gia tăng trong các nhóm dân cư di cư do việc chăm sóc sức khỏe của họ bị gián đoạn. Tỷ lệ béo phì cũng tăng do ít dành thời gian hoạt động bên ngoài vì lo ngại bức xạ. Các tác động đến sức khỏe tâm thần là rất lớn.

(Theo Nationalgeographic)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news