Trong một số bộ phim truyền hình cổ trang Trung Quốc, khán giả thường thấy anh em họ kết hôn với nhau. Và trên thực tế, người Trung Hoa cổ đại kết hôn cận huyết.
Khoa học nói rằng những đứa trẻ sinh ra từ kết hôn cận huyết dễ bị dị tật. Vậy tại sao người xưa hiếm khi sinh con dị dạng khi kết hôn với họ hàng gần?
Bí mật hôn nhân cận huyết thời cổ đại
Trong xã hội cổ đại, việc kết hôn giữa những người họ hàng gần là vô cùng phổ biến. Dù là vương tôn, quý tộc hay người dân bình thường cũng đều có hiện tượng kết hôn cận huyết. Lý do của hiện tượng này sẽ khiến họ hàng gần gũi với nhau, quyền lực chính trị được duy trì, huyết thống được giữ thuần khiết.
Trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng, Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc là anh em họ 3 đời. Thời cổ đại, mọi người không ác cảm với hôn nhân loạn luân. Họ coi đó là bình thường, không để ý đến quan hệ huyết thống.
Vậy tại sao người Trung Quốc xưa lại đón nhận hôn nhân cận huyết như vậy?
Kỳ thực nguyên nhân rất đơn giản, người già muốn gả con cháu cho họ hàng quen tốt, muốn gần gũi nhau hơn để củng cố quyền lực gia tộc. Hôn nhân giữa các gia tộc quyền lực có thể làm giảm thiểu rủi ro, xung đột nội bộ, ngăn tình trạng con gái bị bắt nạt khi lấy chồng bên ngoài họ tộc.
Đối với hoàng gia, hôn nhân còn cân nhắc về mặt chính trị, vượt xa những cân nhắc của người thường. Việc này không chỉ củng cố địa vị chính trị của các thành viên hoàng gia và hình thành một cộng đồng lợi ích nghiêm ngặt, mà còn ngăn chặn huyết thống hoàng gia bị chia cắt bởi những dòng họ khác, duy trì huyết thống thuần khiết.
Sự thật đằng sau những dị tật hiếm gặp thời cổ đại
Trên thực tế, người cổ đại kết hôn cận huyết và sinh ra con dị dạng có tồn tại. Tuy nhiên, người dân khi ấy tin vào sức mạnh siêu nhiên như ma quỷ, thần thánh. Nhiều người cho rằng sự phát triển bất thường và khuyết tật bẩm sinh của trẻ là do những yếu tố đó.
Dưới ảnh hưởng của lối suy nghĩ này, nhiều gia đình chọn cách giải quyết vấn đề một cách riêng tư thay vì công khai thừa nhận. Người xưa cho rằng những đứa trẻ dị dạng là "quái vật" và điềm xấu nên sẽ xử lý càng sớm càng tốt, không để lại bất kỳ sơ hở nào. Đây là lý do khiến trẻ em bị dị tật hiếm khi xuất hiện trong các tài liệu lịch sử.
Hơn nữa, mức sống thời xưa tương đối thấp, môi trường sống trong lành hiếm hoi. Họ phải đối mặt với những vấn đề như đói khát, bệnh tật và các thảm họa thiên nhiên khác. Nhiều đứa trẻ ngay từ trong bụng mẹ đã bị rối loạn phát triển do nhiều yếu tố bất lợi.
Trình độ khoa học kỹ thuật và y tế thời xưa còn khá lạc hậu, trước các loại bệnh tật, dị hình, thầy thuốc thường bất lực.
Điều đáng nói, tuy hôn nhân cận huyết phổ biến ở thời xưa nhưng trong đời thực, do mối quan hệ dòng tộc phức tạp nên không phải cuộc hôn nhân nào cũng sinh ra những đứa con dị tật. Ở một số gia đình, để tránh họ hàng ruột thịt quá gần gũi, họ sẽ chọn kết hôn với những người họ hàng khác chi. Mô hình này giúp giảm thiểu nguy cơ sinh con dị tật ở mức độ nhất định.