Tin mới

Phát hiện hang động chứa vô vàn báu vật quý hiếm khiến nhà khoa học phải viết lại lịch sử tồn tại

Thứ tư, 19/08/2020, 08:38 (GMT+7)

Các nhà khoa học đã phải viết lại lịch thời điểm con người lần đầu tiên đặt chân đến Bắc Mỹ sau khi phát hiện ra hang động chứa nhiều báu vật quý hiếm.

Cách đây 13.000 năm, loài người xa xưa đã băng qua cầu đất liền Beringia (nay là bang Alaska, Mỹ) đi xuống Bắc Mỹ. Họ đã mạo hiểm tiến sâu hơn xuống lục địa Bắc Mỹ khi các tảng băng tan dần, tạo cơ hội mở ra con đường mòn nhỏ.

Niềm tin này trụ vững suốt hàng trăm năm cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, với những phát hiện khảo cổ mới, niềm tin này bắt đầu lung lay.

Bước sang thế kỷ 21, các nhà nghiên cứu bắt đầu khám phá ra các địa điểm rải rác khắp châu Mỹ có niên đại lâu đời hơn, bác bỏ thời điểm con người lần đầu tiên khai hoang Bắc Mỹ cách đây 13.000 năm như các học giả thế kỷ 20 đã nghĩ.

Cụ thể, nhóm các tác giả công trình nghiên cứu mới nhất tại hang động Chiquihuite (phía bắc thủ đô Mexico City) cho rằng lịch sử loài người ở châu Mỹ có thể dài gấp đôi thời gian đó.

Tiến sĩ Ciprian Ardelean, nhà khảo cổ học tại Đại học Zacatecas (Mexico) và các đồng nghiệp là tác giả của phát hiện mới này. Họ nhận định: Con người đã sống ở miền trung Mexico ít nhất 26.000 năm trước.

>> Xem thêm: Phát hiện chiếc giường cổ niên đại 200.000 năm

Nghiên cứu khảo cổ khảo sát 42 địa điểm có con người sơ khai trên khắp Bắc Mỹ từ eo biển Bering đến bang Virginia (Mỹ) thuộc khu vực Nam Đại Tây Dương. Điều này giúp các nhà khoa học hình dung lại không chỉ thời điểm mà còn cách những người đầu tiên đến và cư trú tại Tân Thế giới.

Trong số 42 địa điểm khảo cổ, nổi bật nhất là hang động Chiquihuite. Chiquihuite nằm sừng sững trên dãy núi Astillero, cao 2.700 mét so với mực nước biển và 1.000 mét so với thung lũng bên dưới.

Những hiện vật bằng đá lấy tại hang Chiquihuite. Ảnh: Sci-news

Trong 2 năm 2016 và 2017, người ta khai quật được khoảng 1.900 đồ vật bằng đá hoặc các công cụ có thể được sử dụng để cắt, chặt, nạo hoặc làm vũ khí. Các hiện vật được xác định niên đại bởi 46 mẫu cacbon phóng xạ khác nhau của xương động vật, than củi và mẫu trầm tích liền kề.

>> Xem thêm: Xôn xao đám mây đen khổng lồ như sà xuống bờ biển xuất hiện tại Sầm Sơn

Phát hiện này đặc biệt có ý nghĩa: Chúng đại diện cho một truyền thống công nghệ chưa từng được biết đến trước đây. Hơn 90% hiện vật là đá xanh lục hoặc hơi đen, mặc dù những màu đó ít phổ biến ở địa phương, điều này gợi ý cho các tác giả rằng chúng được lựa chọn theo chủ ý người dùng.

Phần lớn vật liệu là từ các mỏ có niên đại từ 13.000 đến 16.600 năm trước, khiến các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng con người xa xưa có thể đã sử dụng hang động Chiquihuite liên tục trong suốt hơn 10.000 năm.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news