Các nhà nghiên cứu từ Dự án Carbon Toàn cầu tuyên bố những mô hình khí hậu cho thấy nồng độ khí metan tiếp tục tăng có thể khiến nhiệt độ toàn cầu thêm 3-4 độ C vào năm 2100. Nhóm đã xem xét phát thải khí metan từ năm 2000-2017 và cảnh báo rằng con đường hiện tại dẫn đến "ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm". Cả thảm họa thiên nhiên (cháy rừng, lũ lụt, hạn hán) và sự gián đoạn xã hội (di cư, nạn đói) sẽ "gần như phổ biến".
Các nhà nghiên cứu cho biết khí metan có hiệu quả gấp 28 lần so với carbon dioxide trong bẫy nhiệt trong hơn 100 năm. Các hoạt động của con người chiếm hơn một nửa lượng khí thải metan. Lượng khí thải nhà kính hàng năng đã tăng 9% từ năm 2000, tương tự như thế giới nóng lên khi chúng ta thêm 350 triệu ô tô.
Gia súc đang là nguyên nhân chính dẫn đến phát thải metan. Ảnh: CNN
Nhóm nghiên cứu, do giáo sư Rob Jackson dẫn đầu đã công bố 2 bài báo cáo trên tạp chí Earth System Science Data và Environmental Research Letters hôm 15/7. Nghiên cứu cho thấy việc chăn thả gia súc là nguyên nhân chính dẫn đến nồng độ metan tăng. "Phát thải metan từ gia súc và các loài động vật nhai lại khác lớn gần bằng lượng phát thải từ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch", giáo sư Jackson nói. "Mọi người nói đùa về việc những con bò ợ ra mà không nhận ra nguồn thải này thực sự lớn thế nào".
Theo các nhà nghiên cứu, ngành nông nghiệp tạo ra 2/3 lượng phát thải nói chung. Việc trồng lúa và đốt rơm rạ cũng có đóng góp đáng kể. Nhiên liệu hóa thạch chiếm hầu hết phần còn lại.
Trong khi lượng khí thải carbon giảm đáng kể trong quá trình phong tỏa do dịch Covid-19 thì những hoạt động vật chuyển, sản xuất lại không phải tạo ra khí metan. "Chúng ta vẫn sưởi ấm nhà cửa, nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển", ông Jackson cho biết.
Châu Phi, Trung Đông, Trung Quốc, Nam Á và châu Đại Dương đã chứng kiến sự ra tăng phát thải metan mạnh nhất chứ không phải Mỹ. Tại Mỹ, nguyên nhân chính gây gia tăng phát thải metan chính là do sử dụng khí đốt tự nhiên ngày càng tăng.
Châu Âu là khu vực duy nhất có lượng khí thải metan giảm, tất cả nhờ vào hiệu quả nông nghiệp cao hơn, giảm lượng khí thải từ sản xuất hóa chất. "Chính sách và sự quản lý tốt hơn đã làm giảm lượng khí thải từ các bãi chôn lấp, phân bón và các nguồn khác tại châu Âu. Người dân cũng ít ăn thịt bò, ăn nhiều thịt gia cầm và cá hơn", nhà khoa học Pháp Marielle Saunois đến từ ĐH de Versailles Saint-Quentin cho biết.
Sự gia tăng phát thải lớn nhất là ở các khu vực nhiệt đới và ôn đới. Các nhà khoa học cho biết thật khó để tìm ra nơi phát thải khí metan tự nhiên so với lượng khí thải mà con người tạo ra.
Để giảm phát thải metan, chúng ta cần cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, kiểm soát khí thải từ các đường ống và giếng bị rò rỉ. Chúng ta cũng cần thực hiện những cách chăn nuôi gia súc, chẳng hạn như cho gia súc ăn thêm tảo để giảm lượng khí thải metan từ bò.
Mới đây, chuỗi thức ăn nhanh Burger King đã tuyên bố kế hoạch cải thiện chế độ ăn của bò bằng cách thêm cỏ chanh vào. Sự thay đổi này sẽ giảm lượng khí thải metan từ bò xuống 33% mỗi ngày, công ty cho biết.