Bắc Kinh phải hành động nhiều hơn, thay vì những lời hứa trống rỗng nếu muốn đảm bảo hòa bình trong Biển Đông và hơn nữa, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines nói.
Những nhận định trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc phô diễn sức mạnh quân sự của mình trong cuộc duyệt binh lớn, kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới II mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng sự kiện này chỉ hướng tới hòa bình, không "tìm kiếm quyền bá chủ".
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Peter Paul Galvez kêu gọi Trung Quốc nên làm nhiều hơn là nói những lời tuyên bố dối trá về Biển Đông. Ảnh: Inquirer) |
"Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên làm nhiều hơn là những lời tuyên bố dối trá về nỗ lực hòa bình trước khi sự hung hăng của họ gây ra thiệt hại lớn hơn và không thể bù đắp cho trong và ngoài khu vực", ông Peter Paul Galvez, phát ngôn viên Bộ quốc phòng Philippines cho biết.
"Chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc hãy cho thấy sự chân thành của mình, ít nhất là bằng cách ngừng tất cả các hoạt động xây dựng và quân sự đang diễn ra, tránh việc hạn chế tự do với các chuyến bay và sự đi lại" tại vùng biển tranh chấp, ông nó.
Trung Quốc đòi yêu sách với hầu hết vùng Biển Đông - tuyến đường biển quan trọng, ngư trường phong phú và là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn - bất chấp tuyên bố chủ quyền của các nước như Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam, Đài Loan.
Ông Galvez nói: "bộ (quốc phòng) hoan nghênh tuyên bố gần đây của lãnh đạo Trung Quốc đó là họ cam kết hòa bình. Nhưng tại sao lại phô diễn các vũ khí tán công (trong lễ duyệt binh ngày 3/9 vừa qua)?".
Philippines là một trong những nước có quân đội yếu nhất trong khu vực. Họ đã tìm cách cải thiện mối quan hệ quốc phòng với các nước khác như Mỹ, Nhật Bản để đối trọng với quân đội Trung Quốc. Manila cũng đã đệ đơn lên tòa trọng tài quốc tế để khiếu nại những yêu sách hàng hải của Trung Quốc.
Philippines, trong đó có một trong những quân đội yếu nhất trong khu vực, đã tìm cách cải thiện quan hệ quốc phòng với các nước khác như Hoa Kỳ và Nhật Bản để đối trọng với lực lượng của Trung Quốc. Nước này có cũng nộp một trường hợp với một tòa án quốc tế đầy thách thức khiếu nại hàng hải của Trung Quốc.
Bảo Linh (tổng hợp)