Tin mới

Quả cầu đá tại ASIAD 19 gợi nhớ ký ức đáng quên của bóng đá Việt Nam

Thứ sáu, 29/09/2023, 17:16 (GMT+7)

Hình ảnh quả cầu bên ngoài sân Wenzhou Olympic gợi nhớ đến giai đoạn bất ổn của bóng đá Việt Nam.

Nhìn những quả cầu đá xuất hiện bên ngoài sân Wenzhou Olympic ở Asiad 19, địa điểm tổ chức môn bóng đá nữ. Đáng chú ý, trận thua 0-7 trước tuyển Nhật Bản khiến tuyển nữ Việt Nam sớm dừng bước tại Asiad 19 đã diễn ra trên sân đấu Wenzhou Olympic. Điều này khiến nhiều người nhớ đến những quả cầu đá ở sân Mỹ Đình năm nào.

Cụ thể, từ khi SVĐ Mỹ Đình chính thức đi vào hoạt động vào 2/9/2003 và sau đó phục vụ SEA Games 22. Khu vực phía ngoài SVĐ, nhà thầu Trung Quốc bố trí 40 quả cầu bê tông lõi thép nối với nhau bằng dây xích sắt. Chi tiết này được các chuyên gia đánh giá là không hợp Phong thủy dẫn đến ĐT Việt Nam không có được kết quả thuận lợi khi thi đấu tại đây.

Hình ảnh quả cầu đá đặt trước sân vận động để lại những ký ức đáng quên cho bóng đá Việt Nam
Hình ảnh quả cầu đá đặt trước sân vận động để lại những ký ức đáng quên cho bóng đá Việt Nam
Quả cầu đá tại ASIAD 19 gợi nhớ ký ức đáng quên của bóng đá Việt Nam - Ảnh 1
 

Theo chuyên gia phong thủy Song Hà, hệ thống mặt bằng SVĐ Quốc Gia Mỹ Đình nằm trong trục tọa chính Tây, hướng chính Đông. Phương Đông là phương mang ngũ hành thuộc Mộc, trong khi gần 40 quả cầu lại mang chất liệu thổ (bê tông) và kim (lõi thép, dây xích sắt nối liên kết) gây ra sự xung khắc do Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ.

Mặt hướng Đông lại là mặt tiền của sân Mỹ Đình, phong thủy có câu "Minh đường tụ thủy", nghĩa là mặt tiền phía trước phải thoáng đãng, có hồ nước tụ thủy luân chuyển sẽ tạo nên năng lượng tích cực cho không gian mặt bằng.

Trong khi đó, việc sân vận động trang trí gần 40 quả cầu bóng bê tông lõi thép vừa to, vừa nặng lại móc dây xích nối là “bóng chết”, tù túng, gây ra năng lượng tiêu cực, ảnh hưởng xấu tới không gian mặt bằng.

Quả cầu đá tại ASIAD 19 gợi nhớ ký ức đáng quên của bóng đá Việt Nam - Ảnh 2
 
Những quả cầu bê tông ở sân Mỹ Đình được di dời
Những quả cầu bê tông ở sân Mỹ Đình được di dời

Bằng chứng là việc kể từ AFF Cup 2008, 2010, 2014 đến 2016, đội tuyển Việt Nam đã không thắng trận nào ở sân Mỹ Đình khi bao quanh sân là những quả cầu đá. Cụ thể, Việt Nam hòa 0-0 với Singapore, 1-1 với Thái Lan ở bán kết và chung kết AFF Cup 2008, hòa 0-0 với Malaysia ở bán kết AFF Cup 2010, thua Malaysia với tỷ số 2-4 ở AFF Cup 2014, hay hòa Indonesia 2-2 ở bán kết AFF Cup 2016.

Đêm 5/12, số bóng gắn xích ở ngoài cổng SVĐ Mỹ Đình (Hà Nội) được di dời khẩn cấp, theo yêu cầu của LĐBĐ Việt Nam (VFF). Tối 6/12, Việt Nam đánh bại Philippines, cũng là trận đầu tiên đội tuyển của chúng ta thắng ở bán kết AFF Cup tại sân Mỹ Đình. Rồi Malaysia ở sân Mỹ Đình ở các trận bán kết, chung kết lượt về AFF Cup 2018, sau đó lên ngôi vô địch.

Thực tế là, đội tuyển Việt Nam đã vươn lên bằng nỗ lực, chiến thuật hợp lý, cầu thủ xuất sắc, chứ chẳng phải nhờ một "thế lực" vô hình nào. Các trận đấu tại sân Mỹ Đình cũng không còn là gánh nặng với đội tuyển Việt Nam. Nỗi ám ảnh năm nào cũng "biến mất" theo những quả cầu đá hẩm hiu.

Ảnh: Tổng hợp

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Asiad 19