Theo ghi nhận từ các đài khí tượng, hiện tại vị trí của bão Goni đang tiến sát Philippines, bão chủ yếu di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được từ 15-20km và không ngừng tăng cấp. Vào ngày 1/11, sau khi tiến gần miền Trung Philippines, bão sẽ có khả năng đạt cấp cực đại.
Sau đó, bão sẽ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc rồi đi vào khu vực phía Nam đảo Luzon (Philippines). Đặt chân vào biển Đông, bão Goni chính thức trở thành cơn bão số 10, xong không duy trì cường độ mạnh như trước đó.
Bão Goni đang tiến vào Philippines
Cùng thời điểm Goni vào biển Đông sẽ chạm mặt khối không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống. Không khí lạnh và bão kết hợp sẽ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới trên cao có trục đi qua Trung Bộ, làm cho tình hình mưa gió ở đây sẽ càng thêm phức tạp.
>> Xem thêm: Bão số 10 'đánh võng' vào miền Trung Việt Nam với hướng di chuyển phức tạp
Dự báo, khu vực ảnh hưởng của bão trải dài từ Bình Định đến Khánh Hòa. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rất có thể bão sẽ suy yếu gấp trước khi vào đất liền bởi nhiệt độ biển lạnh và tình hình mưa vừa qua.
3 kịch bản dự báo bão Goni đi vào biển Đông mạnh thành bão số 10
Thứ nhất: Thời điểm bão áp sát đất liền miền Trung ngày 3/11, không khí lạnh tăng cường xuống có thể làm cho bão suy yếu nhanh chóng, tương tự như cơn bão số 8 trước đó, từng mạnh cấp 13 nhưng suy yếu trước khi đổ bộ vào các tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi.
Thứ hai: Bão số 10 có thể đi qua quần đảo Hoàng Sa và việc này sẽ vô tình tạo nên độ ma sát khiến cho cường độ bão giảm đi đáng kể.
Cùng thời điểm với Goni, còn có thêm Atsani cực mạnh (ảnh mây vệ tinh)
Thứ ba: Khi bão đi ngang qua biển Đông, ở vùng khơi Philippines tiếp tục xuất hiện một cơn bão khác có cường độ mạnh hơn, khả năng sẽ mạnh thành siêu bão. Hoạt động cùng thời điểm với Goni đang di chuyển nên sẽ tạo thành hình thái đôi, vì khoảng cách giữa 2 bão chỉ cách nhau khoảng 2.000km.
Siêu bão đằng sau quá mạnh sẽ hút hết năng lượng của bão số 10, vì vậy rất có thể sẽ nhanh chóng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới hoặc bão có cường độ nhỏ.