Mới đây, bản báo cáo của Viện nghiên cứu chiến lược Mỹ Heritage Foundation đã đưa ra cái nhìn tổng thể về sức mạnh của quân đội Mỹ, bao gồm cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Các chính trị gia đang thích nói với người Mỹ rằng họ có quân đội hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại. tuy nhiên, hiếm khi những người này đưa ra lời giải thích cho kết luận của mình.
Tuần trước, Viện nghiên cứu chiến lược Mỹ Heritage Foundation đã đưa ra bản báo cáo thường niên đầu tiên về sức mạnh quân sự của Mỹ. Bản báo cáo với tựa đề “Chỉ số sức mạnh quân sự Mỹ năm 2015: Đánh giá khả năng Quốc phòng thông thường của Mỹ” được mô phỏng dựa trên báo cáo Chỉ số Tự do Kinh tế vốn rất thành công của viện này.
Chỉ số quân sự đánh giá quyền lực cứng của Mỹ, điều kiện để đánh giá là “khả năng hoặc sự hiện đại hóa, khả năng hoạt động và sự sẵn sàng để xử lý các nhiệm vụ được giao thành công”. Bản báo cáo cũng đánh giá “hoạt động dễ hay khó trong các khu vực chính có liên minh, sự ổn định chính trị tại khu vực, sự hiện diện của lực lượng quân đội Mỹ và các điều kiện cơ sở hạ tầng quan trọng”.
Mỹ cần một lực lượng quân sự “với quy mô thích đáng” (“công suất” của Lầu Năm Góc) để đáp ứng được các lợi ích chiến lược trên phạm vi toàn cầu. Theo nhiều “chính quyền, các kỳ đại hội, quốc hội và nhân viên Bộ quốc phòng” qua các đời tổng thống, quân đội cần được mở rộng đủ để “có khả năng xử lý 2 cuộc chiến lớn” hoặc 2 “kế hoạch ngẫu nhiên trong khu vực lớn” xảy ra đồng thời hoặc “gần thời điểm”.
Các chỉ số đánh giá môi trường hoạt động của quân đội Mỹ tại 3 khu vực quan trọng: châu Âu, Trung Đông và châu Á. Báo cáo lưu ý 3 khu vực này, hầu hết đều có khả năng dẫn tới sự giao cắt giữa các lợi ích sống còn của Mỹ với “những người có khả năng thách thức họ”. Tại mỗi khu vực, các yếu tố về đồng minh, sự ổn định chính trị, tư thế quân sự của Mỹ và cơ sở hạ tầng được đánh giá về quy mô với 5 lựa chọn: rất tệ, không thuận lợi, vừa phải, thuận lợi và tuyệt vời.
Quân đội Mỹ thực sự mạnh đến cỡ nào?
Tại châu Âu, chỉ số về tổng thể môi trường hoạt động là thuận lợi. Tư thế quân sự của Mỹ tại đây được đánh giá là vừa phải, tất cả các yếu tố khác được xếp hạng là thuận lợi. Mặc dù châu Âu được đặc trưng bởi “các điều kiện hòa bình nói chung” nhưng vẫn “tồn tại quan ngại an ninh tiềm ẩn”. Những thách thức chính tại khu vực này gồm “chưa hoàn thành việc kinh doanh tại khu vực Balkan hoặc ngoại vi châu Âu ở Nam Caucasus” và nói rõ hơn là ở Nga. Tên lửa hạt nhân của Nga, theo những gì họ tuyên truyền thì đang hoạt động tại Bắc Cực, Đông Âu và Caucasus, tất cả đều là những mối đe dọa vẫn cần phải giám sát. Nỗi lo thứ hai đối với Mỹ tại châu Âu là sự suy yếu của các đồng minh NATO. Điều này nghĩa là Mỹ sẽ buộc phải tự nhúng tay vào các hoạt động như ở Libya, điều mà lẽ ra do các đồng minh gánh vác.
Tại Trung Đông, chỉ số đánh giá môi trường hoạt động đối với Mỹ là vừa phải, các yếu tố khác tại khu vực, ngoại trừ sự ổn định chính trị, được cho là bất lợi. Trung Đông được mô tả như một “khu vực gặp khó khăn do bị chia rẽ bởi các cuộc xung đột, được cai trị bởi chế độ độc tài, dân cư ngày càng phải đối mặt với khủng bố và các yếu tố gây bất ổn khác”. Do vị trí, Trung Đông có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với Mỹ. Các đồng minh của Mỹ tại khu vực này là song phương. Trong khi mối quan hệ với các nước như Israel, Ai Cập, Jordan, Ả Rập Saudi rất mạnh thì vẫn không có một tổ chức giống như NATO tại khu vực này. 2 mối đe dọa lớn nhất với Mỹ tại đây là Iran và các nhóm khủng bố ở Trung Đông.
Châu Á cũng vậy, môi trường hoạt động được đánh giá là trung bình mặc dù yếu tố đồng minh được xem như thuận lợi với Mỹ. Không giống như châu Âu, quan hệ song phương được hình thành từ trụ cột là các đối tác của Mỹ tại khu vực vì thế cũng không có cấu trúc an ninh kiểu NATO tại đây. Trong số các đồng minh của Mỹ, “có một loạt các khả năng chịu ảnh hưởng bởi nhận thức đạ phương đe dọa, các yếu tố lịch sử và sự cân nhắc ngân sách”. Điểm mấu chốt là môi trường chiến lược châu Á “cực kỳ rộng”, vì vậy rất khó để đánh giá bao phủ khu vực này.
Theo báo cáo, có 3 mối đe dọa chính tại châu Á là khủng bố (đến từ Afghanistan và Pakistan, Trung Quốc và Triều Tiên. Tất cả 3 mối đe dọa này đều được xếp hạng là “hung hăng”. Khả năng của Trung Quốc cũng giống như Nga, được xem như đang “hội tụ” và Bắc Kinh tiếp tục “xem Mỹ là thách thức an ninh lớn nhất tại khu vực này”. Triều Tiên và khủng bố tại Af-Pak được xem là mối đe dọa “tiềm ẩn”. Vấn đề Biển Đông cũng là mối quan ngại của Mỹ tại khu vực này.
Trong tất cả các nước được đề cập đến là đang chĩa mũi nhọn về Mỹ thì Trung Quốc và Nga là 2 nước có khả năng nhất, đặt ra mối de dọa lớn nhất cho lợi ích quan trọng của Mỹ. Khủng bố đến từ Afghanistan và Pakistan được đánh giá nguy hiểm hơn so với khủng bố từ Trung Đông. Khả năng đe dọa đến các lợi ích Mỹ của Iran và khủng bố Trung Đông được đánh giá thấp.
Báo cáo kết luận rằng quân đội Mỹ “có khả năng đáp ứng được các nhu cầu bảo vệ những lợi ích quốc gia quan trọng của Mỹ” nhưng chưa chắc quân đội nước này có thể xử lý 2 cuộc xung đột lớn cùng lúc.
Bảo Linh (tin tức Thediplomat)