Tin mới

Báo Đức: Quân đội Nhật có thể tham chiến ở Việt Nam, Philippines?

Thứ năm, 03/07/2014, 16:32 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Trả lời phỏng vấn báo Đức Deutsche Welle (DW) hôm 1/7, tiến sĩ sử học Jeremy A. Yellen (Đại học Harvard) cho rằng quyền "tự vệ tập thể" mà Nội các Nhật Bản thông qua không chỉ với Mỹ, Hàn Quốc, Úc mà còn có thể mở rộng ra với các nước như Việt Nam,  Philippines, Ấn Độ.

(Tinmoi.vn) Trả lời phỏng vấn báo Đức Deutsche Welle (DW) hôm 1/7, tiến sĩ sử học Jeremy A. Yellen (Đại học Harvard) cho rằng quyền "tự vệ tập thể" mà Nội các Nhật Bản thông qua không chỉ với Mỹ, Hàn Quốc, Úc mà còn có thể mở rộng ra với các nước như Việt Nam,  Philippines, Ấn Độ.

 

Áp lực từ sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc đang gây ra thách thức đối với vị trí thống trị của Mỹ và các đồng minh, trong đó có Nhật Bản ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Kết quả cuối cùng của cuộc tranh luận này là quyết định diễn giải lại Hiến pháp của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, cho phép quân đội nước này tham chiến để bảo vệ đồng minh.

Nghị quyết diễn dịch lại Điều 9 Hiến pháp cho phép quân đội Nhật có nhiều quyền hạn rộng rãi hơn và đóng vai trò lớn trên trường quốc tế. Theo tiến sĩ Yellen, động thái này của Nhật là một cử chỉ quan trọng đối với Mỹ, nhưng rất có thể sẽ là một đòn đối phó với Trung Quốc.

Theo ông Yellen, do ảnh hưởng trước đây của hiến pháp hòa bình của Nhật (do Mỹ xây dựng), Nhật Bản đứng ngoài cuộc Chiến tranh lạnh. Nhưng từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Lực lượng phòng vệ Nhật từng được triển khai ở nước ngoài tham gia hoạt động nhân đạo như gỡ mìn ở Campuchia, hay gần đây là Chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe về xuất khẩu vũ khí, ký hợp đồng phát triển vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ, mà theo Điều 9 Hiến pháp là không được phép.

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong một cuộc diều binh

Việc diễn dịch lại Điều 9 Hiến pháp sẽ cho phép quân đội Nhật được rộng quyền, và Nhật Bản có thể hỗ trợ các nước đồng minh và bạn bè, đóng vai trò với an ninh toàn cầu nhiều hơn nữa, vốn lâu nay Nhật thường bị Mỹ chỉ trích.

Đầu tiên, Thủ tướng Abe diễn dịch điều này trong khuôn khổ sự hợp tác đồng minh với Mỹ. Theo đó, chính sách "phòng vệ tập thể" sẽ cho phép quân đội Nhật Bản bảo vệ tàu thuyền của Mỹ và giúp quét mìn ở vịnh Persia. Nhật có thể bắn hạ tên lửa nhắm bắn vào Mỹ khi bay qua vùng lãnh thổ của Nhật. Mở rộng khả năng của quân đội như vậy mới có thể khiến Nhật không lo lắng việc Mỹ có thể không thực hiện cam kết bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc.

Thứ hai, ông Abe diễn dịch Điều 9 Hiến pháp để nhắm vào việc Trung Quốc mở rộng sức mạnh lấn át trên các vùng biển. Thủ tướng Nhật đã đề cập đến các xung đột trên biển mới đây do Trung Quốc gây ra với Việt Nam, Philippines như bằng chứng về ý định hung hăng của Trung Quốc.
Thủ tướng Abe đã gợi ý rằng chính sách "tự vệ tập thể" có thể được mở rộng đến các quốc gia như Hàn Quốc, Úc, Philippines, Việt Nam và Ấn Độ, nếu các mối đe dọa từ Trung Quốc hoặc các nước xâm lăng khác mang đến. Và chính sách tự vệ này sẽ được nhân danh là "hòa bình chủ động", theo tiến sĩ Yellen.

Việt Nam và Philippines đều đang vướng vào những căng thẳng lãnh hải trên Biển Đông với Trung Quốc. Thời gian gần đây, căng thẳng càng leo thang khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng thềm lục địa Việt Nam, điều tàu khai phá các đảo tranh chấp trên Biển Đông. Hành động gây hấn hung hắng của Trung Quốc đều bị các nước trong khu vực và trên thế giới lên tiếng chỉ trích, phản đối.

Tuy nhiên, chính sách quốc phòng của Việt Nam bao gồm "Ba không" là: Không tham gia liên minh, đồng Minh Quân sự của bất kỳ nước nào; không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở VN và không dựa vào nước này để chống nước kia. Lãnh đạo cấp cao Nhà nước Việt Nam cũng đã nhiều lần khẳng định điều này trước truyền thông và bạn bè quốc tế.

Mới đây, trả lời phỏng vấn AP Reuters, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục khẳng định: "Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào để chống lại một quốc gia khác. Đây là chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam. Chúng tôi đã công khai về điều này rất nhiều lần với thế giới".

Tiến sĩ Yellen cho rằng, theo quyết định của Nội các Nhật, có 3 tình huống Nhật sẽ triển khai lực lượng quân sự của mình. Thứ nhất là nếu một nước đồng minh hay nước bạn của Nhật bị tấn công, thứ hai là nếu cuộc tấn công đó đại diện cho mối đe dọa đến sự tồn vong của Nhật, và thứ ba là những mối đe dọa đó làm suy yếu quyền của người dân theo đuổi cuộc sống, sự tự do và hạnh phúc.

Tàu đổ bộ Kunisaki của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đến Đà Nẵng cùng lực lượng đại diện các quốc gia tham gia chương trình đối tác Thái Bình Dương 2014, từ 6 - 14/6/2014 

Quyết định diễn dịch lại điều 9 Hiến pháp của Nhật Bản đã nhận được những phản ứng trái chiều từ các quốc gia khác. Trong khi những nước như Mỹ, Singapore, Campuchia, Australia, Philippines lên tiếng hoan nghênh, ủng hộ vì cho rằng thay đổi này của Nhật sẽ góp phần quan trọng vào việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới và khu vực thì Trung Quốc, Hàn Quốc lại có những phản ứng ngược lại.

Trung Quốc đã bày tỏ sự tức giận của mình đối với quyết định của Tokyo trên các phương tiện truyền thông. Các tờ báo Trung Quốc đã đăng nhiều bài bình luận đe dọa, chỉ trích nặng nề với chính sách của Tokyo nói chung và cá nhân ông Abe nói riêng.

Việc Nhật Bản quyết định cho phép phòng vệ tập thể là một phần của những thay đổi nhanh chóng cán cân sức mạnh ở châu Á, khi Trung Quốc đang hiện thực hóa yêu sách với một phần lớn lãnh hải ở Biển Đông và Hoa Đông, hai tuyến hàng hải chiến lược của khu vực.

Nhà báo Shannon Tiezzi của The Diplmat dự đoán, Trung Quốc có thể sử dụng chiến thuật hai mặt với Nhật. Một mặt Trung Quốc thể hiện sự phản đối kịch liệt với chính quyền của ông Abe, lên án là kẻ gây rối ở khu vực. Mặt khác, Trung Quốc vẫn thể hiện thiện chí hợp tác với các chính trị gia và doanh nhân Nhật, đối đãi đặc biệt với những người phản đối chính sách nới lỏng quân sự của ông Abe. 

Bằng cách này, Trung Quốc cố gắng vượt lên trước ông Abe khi tác động trực tiếp vào số đông người dân Nhật Bản. Mặc dù cuộc điều tra mới đây cho thấy có đến 90% người Nhật có ấn tượng xấu với Trung Quốc, nhưng điều đó dường như không ngăn Bắc Kinh thử dấn lên. 

Quyết định của Tokyo cũng khiến cho Hàn Quốc bày tỏ lo ngại tuy nhiên truyền thông Hàn Quốc dè dặt hơn khi nói về điều này. 

Chính sách quốc phòng của Việt Nam bao gồm "Ba không" là: Không tham gia liên minh, đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở VN và không dựa vào nước này để chống nước kia. Lãnh đạo cấp cao Nhà nước Việt Nam cũng đã nhiều lần khẳng định điều này trước truyền thông và bạn bè quốc tế.

Mới đây, trả lời phỏng vấn AP và Reuters, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục khẳng định: "Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào để chống lại một quốc gia khác. Đây là chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam. Chúng tôi đã công khai về điều này rất nhiều lần với thế giới".

 

Yên Yên

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news