Tin mới

Sau 35 năm kinh tế châu Âu suy giảm, kinh tế châu Á đi lên

Thứ ba, 29/03/2016, 08:57 (GMT+7)

Sau nhiều biến chuyển lớn từ năm 1980 đến nay, các nền kinh tế thế giới đã thay đổi rõ rêt. Có thể thấy rõ nhất là sự đi lên mạnh mẽ của nền kinh tế châu Á, đặc biệt là nền kinh tế Trung Quốc.

Sau nhiều biến chuyển lớn từ năm 1980 đến nay, các nền kinh tế thế giới đã thay đổi rõ rêt. Có thể thấy rõ nhất là sự đi lên mạnh mẽ của nền kinh tế châu Á, đặc biệt là nền kinh tế Trung Quốc.

Dựa vào những số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trang Howmuch.net đã thống kế và tạo ra biểu độ hiển thị rõ ràng sự thay đổi GDP của các nền kinh tế lớn trên thế giới từ năm 1980 đến năm 2015. Kích thước của các quốc gia trên biểu đồ tương ứng với mức GDP của quốc gia đó.

Qua đó có thể thấy sự thay đổi rõ rệt trong suốt 35 năm qua, điển hình là khu vực châu Á. Nếu vào năm 1980, châu Âu chiếm khoảng 32% GDP toàn cầu còn châu Á chỉ chiếm 20% thì đến năm 2012, xu hướng đã đảo ngược, châu Á chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tỷ trọng của châu Âu.

[mecloud]OJVzcuUgEK[/mecloud]

Xét riêng khu vực châu Á, nền kinh tế thay đổi lớn nhất chính là Trung Quốc. Vào năm 1980, tỷ trọng trong GDP toàn cầu của Trung Quốc là 2,8% thì đến năm 2014 con số này đã tăng lên đến 13,4%. Với chiều hướng tăng tốc đều đặn như thế này, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản và vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Ngược lại, nền kinh tế Nhật Bản lại đang đi xuống và suy yếu rõ rệt, mức GDP toàn cầu từ năm 1994 là 17,6% và đến năm 2015 đã giảm xuống còn 6%.

Còn tại nền kinh tế Mỹ, qua biểu đồ có thể thấy rõ sự phát triển thất thường. CỤ thể, giai đoạn 1980-1985 kinh tế Mỹ tăng trưởng ở mức tương đối, thì đến thập kỷ tiếp theo kinh tế Mỹ đã bắt đầu suy yếu. Sau thời gian này, đến năm 2002, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã dần vực dậy và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất. Tuy nhiên, đến năm 2009, nền kinh tế này lại rơi vào khủng hoảng tài chính. Từ đó đến nay, GDP Mỹ tăng trưởng khá ổn định, chiếm khoảng 22% GDP toàn cầu và duy trì là nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Xu hướng tăng trưởng này của Mỹ có nhiều tác động không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu. Điển hình là giai đoạn 1986-1989, khi Cục dự trữ liên bang Mỹ liên tiếp tăng lãi suất và năm 1990 khi Giá dầu biến đổi tạo ra cú sốc lớn. Nhất là sau vụ 11/9 năm 2001, đây là cột mốc đánh dấu kết thúc thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ.

Sau đó, cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài từ 2007 đến 2009 cũng gây ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế thế giới, từ đây nền kinh tế Mỹ và châu Âu bắt đầu đi chậm lại trong khi đó các nền kinh tế mới, nhất là châu Á vẫn tiếp tục đi lên.

Hoài An (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news