Trung Quốc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với hơn 80 triều đại phong kiến khác nhau. Triều đại phong kiến cuối cùng là nhà Thanh. Quân đội nhà Thanh có sức chiến đấu phi thường. Liệu lực lượng hùng mạnh từng chinh phạt trung nguyên, tiến công Mông Cổ, thu phục Tân Cương của Đại Thanh có thực sự rút khỏi sân khấu lịch sử sau khi triều đại này kết thúc? Thực tế, lực lượng quân sự này không hoàn toàn biến mất vào năm 1912 mà tồn tại đến hơn 70 năm sau, tức là năm 1987.
Nhà Thanh suy yếu đã trải qua nhiều thất bại, như 2 cuộc chiến tranh nha phiến, liên minh 8 nước, hải chiến Trung - Nhật năm 1898 và ký hàng loạt hiệp ước bất bình đẳng làm suy yếu đất nước.
Chính quyền nhà Thanh bị đe dọa, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bổ nhiệm Viên Thế Khải làm chỉ huy nội các. Ông không phải là người trung thành và yêu nước, ngược lại là kẻ cực kỳ ích kỷ. Ngoài mặt, Viên Thế Khải đàn áp những người lính cách mạng, nhưng sau lưng lại bí mật liên lạc và đàm phán với họ, khiến triều đình nhà Thanh trở thành con bài của mình. Năm 1912, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc được thành lập. Cùng năm đó, Viên Thế Khải dùng đòn bẩy ép hoàng đế Phổ Nghi thoái vị để giành chức Tổng thống nước Cộng hòa Trung Hoa. Triều đại này đã bị phá hủy.
Trong quá trình lịch sử lâu dài, việc thay đổi triều đại không phải là chuyện hiếm, vậy tại sao nhà Thanh lại được cho là sự tồn tại đặc biệt?
Thứ nhất, Phổ Nghi thoái vị không phải để nhường ngôi. Ông trở thành hoàng đế như một đứa trẻ, lên ngôi khi đế chế đã suy yếu và việc thoái vị là hành động tất yếu của một quốc gia sắp sụp đổ.
Thứ hai, nhà Thanh và các quan chức triều đình không bị bức hại. Chính phủ Cộng hòa đã đặt ra các "điều kiện ưu đãi dành cho nhà Thanh", giữ mặt mũi cho họ. Họ có thể tiếp tục ở trong Tử Cấm Thành, giữ lại các thái giám và cung nữ, Bộ Nội vụ vẫn tồn tại. Bên ngoài thành là Trung Hoa Dân Quốc, bên trong thành vẫn là nhà Thanh, như trong một giấc mơ.
Hoàng đế, quan lại nhà Thanh đều không bị trừng phạt, vậy quân đội thì sao?
Quân Thanh cũng là một trường hợp quân đội đặc biệt. Việc triều đình nhà Thanh có thể bước lên vũ đài lịch sử chứng minh cho sức mạnh của đội quân này. Sự suy tàn của nhà Thanh thời kỳ sau chắc chắn phản ánh sự suy tàn của quân Thanh. Tuy nhiên, độ quân này không biến mất cùng với sự sụp đổ của nhà Thanh.
Đến cuối thời nhà Thanh, lực lượng quân đội của nhà Thanh đã phát triển thành quân đội mới của viên Thế Khải. Thời điểm đó, chính quyền nhà Thanh muốn cứu đất nước khỏi sự sụp đổ và đề xuất thành lập một hiến pháp hoàn toàn khác với mong muốn của công chúng. Động cơ ích kỷ của nhà Thanh bị vạch trần, người dân nhận thấy đây chỉ là vỏ bọc, các phong trào dân sự tiếp tục nổ ra.
Lúc này, quân cách mạng đã liên lạc và thu phục được nhiều người trong quân Thanh. Năm 1911, một cuộc binh biến nổ ra ở Tân quân Hồ Bắc, chẳng bao lâu sau, các hoạt động cách mạng như vậy đã lan rộng khắp cả nước, quân đội ủng hộ nhà Thanh yếu ớt và không thể chống lại đội quân cách mạng. Dần dần, quân đội nhà Thanh được sáp nhập vào Quân đội Cách mạng Quốc gia.
Vào cuối thời nhà Thanh, người Anh cưỡng bức thuê Hong Kong làm thuộc địa, nhưng Cửu Long Thành vẫn thuộc quyền quản lý của triều đình nhà Thanh. Đây là một thành phố biệt lập, các quan chức và một số cảnh sát được giữ lại trong thành phố để bảo vệ. Quân đội này vẫn duy trì thói quen sinh hoạt và luật lệ của nhà Thanh trong thành phố.
Sự kiên trì này của triều đình nhà Thanh có thể là để chờ đợi cơ hội hồi sinh, đợi chờ để lại huy động quân đội và phục hồi uy lực. Nhưng họ không đợi được ngày đó. Sau khi Phổ Nghi thoái vị, triều đình nhà Thanh tất nhiên không có ý định quản lý đội quân này và họ vẫn đóng quân tại Hong Kong.
Cửu Long Trại Thành rất nhỏ so với Cửu Long, và Cửu Long rất nhỏ đối với Hong Kong. Các thế lực bên ngoài đối đầu nhau, ảnh hưởng của đội quân này gần như không có, dần bị các bên và lịch sử quên lãng. Sau này, Hong Kong đã phá bỏ Cửu Long Thành, đội quân này cũng theo đó biến mất.