Tiến bộ khoa học kỹ thuật quân sự đã đặt ra nhiệm vụ cho ngành công nghiệp quốc phòng của hai siêu cường quân sự hàng đầu thế giới là Nga và Mỹ là phải chế tạo các siêu tên lửa có thể tấn công các vị trí toàn cầu.
Ảnh minh họa
Ý tưởng về các siêu tên lửa có vận tốc cực nhanh đã được Liên Xô đưa ra vào những năm 1970. Thời gian đấy, Liên Xô đã chế tạo một thiết bị bay mang tên Cold có khả năng đạt được vận tốc gấp 5 lần vận tốc âm thanh, tức là trên 6000 km/ giờ. Tuy nhiên do nhiều rào cản về kỹ thuật và kinh phí nên Liên Xô buộc phải dừng dự án. Các thiết bị bay như vậy được phát triển thêm các chức năng có khả năng tấn công và chúng sẽ trở thành các tên lửa có khả năng tấn công toàn cầu.
Ngày nay, quân đội Nga đang khôi phục lại dự án dở dang từ thời Liên Xô. Nga đang phát triển dự án tên lửa Cold-2 dựa trên nền tảng của Cold trước đây. Theo chương trình chế tạo thì Cold-2 có khả năng bay với vận tốc lên tới 16000 km/ giờ, tức là gấp tới hơn 10 lần vận tốc âm thanh. Với vận tốc như vậy thì trong vòng vài giờ chúng có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên trái đất này.
Trong khi đó quân đội Mỹ cũng đang gấp rút phát triển dự án tên lửa có vận tốc siêu thanh để không bị lạc hậu so với Nga. Điển hình trong đó phải kể đến tên lửa hành trình siêu âm đời mới nhất X-51A WaveRider do hãng Boeing chế tạo. Theo một số nguồn tin tức, dự án phát triển tên lửa X-51A WaveRider này đã được bắt đầu từ năm 2004 và tiêu tốn khoảng 300 triệu USD. Loại tên lửa X-51A WaveRider đạt vận tốc khủng khiếp Mach 5.1, tức là vào khoảng gần 6000 km/ giờ.
Ngoài ra quân đội Mỹ cũng giao cho tập đoàn Lockheed Martin phát triển dự án tên lửa siêu thanh FHVT-2. Theo một số nguồn tin, tên lửa FHVT-2 cũng có vận tốc rất lớn, được trang bị động cơ phụt thẳng và hoàn toàn có khả năng tấn công chớp nhoáng các mục tiêu ở sâu trong lãnh thổ của đối phương.
Hiện nay rào cản kỹ thuật lớn nhất trong việc phát triển các siêu tên lửa của cả Nga và Mỹ đó chính là công nghệ vật liệu. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để tìm ra loại vật liệu tối ưu nhất để trang bị cho lớp vỏ của các siêu tên lửa này. Vì với vận tốc rất lớn kéo theo nhiệt độ bề mặt của tên lửa được đốt nóng rất nhanh. Loại vật liệu mới phải đáp ứng được độ bền và khả năng chịu nhiệt cực lớn.
Theo Yên Hưng (Top War/Người đưa tin)