Tin mới

Sự thật về lịch của người Maya cùng những đồn đoán bí ẩn khó tin về tương lai kéo dài hàng thế kỷ

Thứ ba, 25/04/2023, 15:48 (GMT+7)

Dù nền văn minh Maya đã được các nhà khoa học nghiên cứu trong nhiều năm nhưng hiện vẫn còn vô vàn những điều bí ẩn chưa được giải mã. 

Cho đến ngày nay, nền văn minh của Maya hiện vẫn còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn mà chưa một ai có thể giải thích hết được. 

Theo đó, một trong những điều khiến cho giới khoa học cũng như các nhà khảo cổ học phải đau đầu chính là kiểu lịch với chu kỳ 819 ngày của người Maya. 

Hình ảnh về lịch của người Maya đến nay vẫn chưa có lời giải. Ảnh: Internet
Hình ảnh về lịch của người Maya đến nay vẫn chưa có lời giải. Ảnh: Internet

Cũng bởi lý do hậu thế chưa thể giải thích được ngọn ngành về kiểu lịch này nên bản thân lịch gắn liền với nhiều đồn đoán rằng người Maya đã chỉ ra điểm kết thúc của sự sống trên trái đất hoặc họ đã dùng một kiểu lịch để cho thấy thời điểm của các thảm họa thiên nhiên. 

Mới đây, những điều bí ẩn kéo dài hàng thế kỷ xoay quanh kiểu kịch này gần như đã được giải mã, nhờ các nhà nghiên cứu tại ĐH Tulane (Louisiana, Mỹ).

Chu kỳ 819 ngày của kiểu lịch này đã khiến cho bất kỳ ai muốn giải mã nó đều phải bó tay nếu chỉ tập trung vào những sự kiện và vòng lặp của 819 ngày. 

Tuy nhiên nếu nhìn rộng ra trong khoảng thời gian 45 năm lại là chuyện khác.

Sự thật về lịch của người Maya cùng những đồn đoán bí ẩn khó tin về tương lai kéo dài hàng thế kỷ - Ảnh 1
 
Maya là nền văn minh kỳ bí bậc nhất trên thế giới. Ảnh: Internet
Maya là nền văn minh kỳ bí bậc nhất trên thế giới. Ảnh: Internet

Các nhà nghiên cứu ở ĐH Tulane nhận định rằng bằng cách tăng thời gian của lịch lên thành 20 chu kỳ 819 ngày (gần 45 năm trên Trái Đất) thì 'một mẫu hình sẽ xuất hiện, trong đó chu kỳ giao hội (có khi được viết là “chu kỳ đồng bộ”) của tất cả các hành tinh có thể được quan sát (từ Trái Đất) sẽ đều khớp vào kiểu lịch 819 ngày'.

Như vậy có nghĩa là người Maya đã qua sát hành tinh trong suốt 45 năm và sau đó mã hóa vào một kiểu lịch khiến các nhà khoa học hiện đại phải 'bò đầu bứt tai' trong suốt nhiều năm liền. 

Chu kỳ giao hội được hiểu là khi một hành tinh được nhìn thấy trở lại đúng vị trí của nó trên bầu trời, nếu như quan sát trên trái đất. 

Cuộc sống của người Maya ẩn chứa nhiều câu hỏi lớn với khoa học hiện đại. Ảnh: Internet
Cuộc sống của người Maya ẩn chứa nhiều câu hỏi lớn với khoa học hiện đại. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, vì mỗi hành tinh di chuyển khác nhau nên ban đầu các nhà khoa học không hiểu làm sao mà chúng có liên quan đến kiểu lịch 819 ngày được. Nhưng thời điểm hiện tại, khi các nhà nghiên cứu tính toán trong khoảng thời gian 16.380 ngày (gần 45 năm), tức là 20 chu kỳ 819 ngày, thì chuyện đã rõ ràng hơn.

Theo đó, sao Thủy có chu kỳ giao hội là 117 ngày và dễ dàng khớp vào kiểu lịch 819 ngày, vì 819 ngày là 7 lần 117. Sau đó, mở rộng ra một chút, nhìn trên phạm vi 20 chu kỳ 819 ngày thì chúng ta có thể khớp gần như tất cả các hành tinh quan trọng vào kiểu lịch này.

Trong khi đó, sao Hỏa có chu kỳ giao hội là 780 ngày, vậy 21 chu kỳ này là bằng 16.380 ngày, tức là 20 chu kỳ 819 ngày (lịch Maya). Làm tương tự, ta có 7 chu kỳ giao hội của sao Kim thì bằng với 5 chu kỳ 819 ngày. 13 chu kỳ giao hội của sao Thổ sẽ bằng đúng 6 chu kỳ 819 ngày. 39 chu kỳ giao hội của sao Mộc bằng đúng 19 chu kỳ 819 ngày.

Như vậy, thay vì giới hạn ở một hành tinh, các nhà thiên văn học người Maya đã nhìn vào một hệ thống lớn hơn để có thể tạo ra kiểu lịch 819 ngày và được áp dụng cho mọi hành tinh mà chúng ta có thể nhìn thấy từ trái đất. 

Điều mà chúng ta rút ra được từ nghiên cứu này là gì? Đây được xem là một kiểu lịch thông minh, có thể dự báo về thời điểm các hành tinh xuất hiện ở những vị trí nhất định trên bầu trời nhưng không dự báo về ngày tận thế hay thảm họa nào cả. 

Trong khi đó, bài học thực tế hơn chính là bất cứ việc gì, nếu chúng ta nhìn ở phạm vi hẹp mà không hiểu thì nên nhìn rộng ra một chút thì sẽ thấy được nhiều điều thú vị hơn. 

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news