Tin mới

Sự thật về lớp bọt nổi lên trong nước hầm xương, luộc thịt: Hóa ra 'bí ẩn' hơn nhiều người tưởng

Thứ hai, 04/01/2021, 08:35 (GMT+7)

Trong quá trình trần thịt, xương, nhiều người thấy có lớp bọt sinh ra và cho rằng đây là hóa chất, chất bẩn trong thịt tiết ra.

Khi luộc thịt, hầm xương, nhiều người thấy xuất hiện một lớp bọt màu nâu nhạt sinh ra. Các gia đình thường có thói quen hớt lớp bọt này ra do cho rằng đây là phần chất bẩn, hóa chất còn sót lại trong miếng thịt, xương đó. Tuy nhiên sự thật có thể khiến nhiều người ngỡ ngàng.

ảnh minh họa internet

Khi đun ở nhiệt độ cao, phần bọt nổi lên có màu đen, mùi hơi tanh. Thực chất lớp bọt này chứa các protein hòa tan. Trong quá trình đun nấu với nhiệt độ cao sẽ xuất hiện trong nước. Do 1 số loại protein có dễ tạo bọt nên chúng hình thành một lớp váng trong quá trình đun sôi.

Lớp bọt này cũng tồn tại nhiều thành phần phức tạp khác. Tuy nhiên, nhìn chung thì lớp bọt các gia đình tưởng là “cặn bẩn” này thực chất là hoàn toàn vô hại. Thậm chí chúng còn chứa khá nhiều dinh dưỡng hòa tan trong chất béo.

Cho tới hiện nay vẫn chưa có bằng chứng nào khẳng định rằng lớp bọt khi này sẽ gây hại tới sức khỏe, chứa các thành phần như thuốc kháng sinh, chất bẩn trong thịt. Việc vớt bọt được nhiều đầu bếp thực hiện đơn giản vì nó có mùi không thơm, màu sắc không bắt mắt, có thể ảnh hưởng đến hình thức và mùi vị của món ăn.

Sau đó, một lớp bọt khác màu trắng có thể sẽ xuất hiện. Chúng chứa các dưỡng chất hòa tan nên hoàn toàn có thể giữ lại. Tuy nhiên, nếu muốn phần nước không bị béo, có vị thanh nhẹ và trong hơn thì nên vớt hết phần bọt đi.

ảnh minh họa internet

Khi ăn lẩu, bạn cũng sẽ thấy lớp bọt này. Tuy nhiên chúng chứa khá nhiều chất béo, máu dư trong thịt khi đun sôi nên hàm lượng dinh dưỡng có lợi không có nhiều. Vì vậy bạn nên loại bỏ loại bọt này trong quá trình ăn để giữ nguyên hương vị thơm ngon của các loại thực phẩm nhúng lẩu khác.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news