Tin mới

Tác dụng cây giảo cổ lam, loại cây từng khiến các mỹ nữ cung tần xưa săn tìm 

Thứ hai, 10/07/2023, 11:03 (GMT+7)

Cây giảo cổ lam có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như ổn định đường huyết, tốt cho tim mạch....

Tên khoa học cây giảo cổ lam

Theo Y Học Cổ Truyền, giảo cổ lam hay còn có tên gọi khác là cây trường sinh, cỏ thần kỳ, cỏ trường thọ. Tên khoa học của giảo cổ lam là Gynostemma pentaphyllum. Giảo cổ lam là loại dược liệu quý mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Từ xa xưa, vị dược liệu này đã được vua chúa sử dụng để tăng sức khỏe, kéo dài tuổi thọ hay duy trì sắc đẹp cho các phi tần.

Tác dụng cây giảo cổ lam, loại cây từng khiến các mỹ nữ cung tần xưa săn tìm  - Ảnh 1
 

Thành phần hóa học cây giảo cổ lam

Thành phần chính được tìm thấy trong cây đó là flavonoid và saponin. Với hàm lượng saponin lớn, giảo cổ lam không chỉ được sử dụng điều trị trực tiếp mà còn dùng để điều chế nhiều chế phẩm đông y khác. Đây là hai hoạt chất có tác dụng đặc biệt kích thích tuần hoàn máu, hỗ trợ quá trình miễn dịch. Ngoài ra trong  thành phần của giảo cổ lam còn ghi nhận được rất nhiều loại vitamin, chất xơ khác. Bên cạnh đó, hàm lượng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, kẽm được ghi nhận trong cây giảo cổ lam là cực lớn.

Tác dụng cây giảo cổ lam

- Điều trị chứng bệnh huyết áp cao hay tăng sinh cholesterol trong máu, từ đó có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

- Điều trị các bệnh viêm thành mạc dạ dày, viêm dạ dày, hay một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, khó tiêu.

- Hỗ trợ hệ miễn dịch trong cơ thể, cực kì phù hợp những người có hệ miễn dịch yếu thường xuyên bị cảm ho.

- Giúp giảm căng thẳng, tăng hiệu quả trong công việc cũng như học tập hàng ngày.

- Thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, làm hạ đường huyết trong cơ thể.

- Giảo cổ lam có tác dụng kích thích trao đổi chất, hỗ trợ Giảm cân đối với những người thừa cân, béo phì.

- Điều trị bệnh đau đầu hay đau nửa đầu do thiếu máu lên não, kích thích tuần hoàn máu lên não.

- Giúp làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ làm đẹp da, giúp da dẻ mịn màng.

Tác dụng cây giảo cổ lam, loại cây từng khiến các mỹ nữ cung tần xưa săn tìm  - Ảnh 2
 

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây giảo cổ lam

- Chữa bệnh tiểu đường: Giảo cổ lam: 40gr, cỏ ngọt 20gr, 1 lít nước. Giảo cổ lam và cỏ ngọt phơi khô sau đó chia làm 2 – 3 lần rồi pha với nước như trà uống bình thường trong ngày. Lưu ý là không sắc hai vị thuốc trên sẽ làm mất các hoạt chất trên thuốc và giảm mùi vị của thuốc.

- Hỗ trợ điều trị bệnh gan: Đun nước với cây giảo cổ lam và cây xạ đen rồi uống.

- Hỗ trợ làm mát gan, giải độc cơ thể: Đun nước với cây giảo cổ lam và cà gai leo rồi uống.

- Hỗ trợ bệnh tiểu đường, mỡ máu; Giảo cổ lam: 25 gram, Dây thìa canh: 25 gram. Cho giảo cổ lam và dây thìa canh vào nấu cùng với 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa còn khoảng 800ml thì tắt bếp. Sau đó để nguội và chia nước trên thành 3 phần uống trong ngày và trước bữa ăn khoảng 15 phút.

- Hỗ trợ giảm men gan, điều trị bệnh gan: Cây xạ đen: 30g cả lá và thân; Giảo cổ lam: 20g; Cà gai leo: 30g. Cho hỗn hợp 3 loại trên vào sắc chung với 1,5 lít nước trong khoảng thời gian 20 phút. Sau khi sắc xong thấy nước đặc và khoảng lượng 2/3 thì đem tắt bếp. Chia hỗn hợp trên thành 3 phần và uống trong ngày uống trước khi ăn.

Tác dụng cây giảo cổ lam, loại cây từng khiến các mỹ nữ cung tần xưa săn tìm  - Ảnh 3
 

Lưu ý khi dùng cây giảo cổ lam

- Không nên sử dụng giảo cổ lam với định lượng quá nhiều, vì trong giảo cổ lam có chứa lượng saponin cao gấp 3 – 4 lần nhân sâm. Nếu không sẽ gây ra hiện tượng bị ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Người không bị tiểu đường có thể cho thêm đường vào uống cho dễ hơn.

- Trường hợp uống trà giảo cổ lam để giảm cân thì nên kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý mới có tác dụng rõ rệt. Nếu vẫn tiếp tục ăn quá nhiều thì rất khó giảm béo.

- Trà giảo cổ lam đã pha hoặc thuốc đã sắc phải được sử dụng trong ngày, không để qua đêm sẽ gây biến đổi thành phần.

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news