Tên khoa học của cây trinh nữ hoàng cung
Trinh nữ hoàng cung còn được gọi là Tỏi tơi lá rộng hay Náng lá rộng. Chúng có tên khoa học là Crinum latifolium L, thuộc họ Amarylidaceae. Trinh nữ hoàng cung là loại cây ưa sáng. Vì vậy, chúng thích hợp để trồng ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm và nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng từ 22 – 27 độ C. Tại Việt Nam, dược liệu này được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Nam từ Đà Nẵng trở vào.
Thành phần hóa học cây trinh nữ hoàng cung
Nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy dược liệu trinh nữ hoàng cung chứa thành phần hóa học chính là alcaloid và được chia thành 2 nhóm bao gồm:
- Nhóm alcaloid không chứa dị vòng: latisodin, latisolin, beladin.
- Nhóm alcaloid có chứa dị vòng: crinafolidin, ambelin, crinafolin...
Phần thân rễ cây có chứa hai loại glucan như sau:
- Glucan A: Phân tử có chứa 12 đơn vị glucose.
- Glucan B: Phân tử có chứa 110 đơn vị glucose.
Tác dụng cây trinh nữ hoàng cung
- Tác dụng ức chế sự phát triển của khối u xơ
- Tác dụng kích thích hệ miễn dịch
- Tác dụng ức chế tế bào ung thư tiền liệt tuyến
- Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh
- Tác dụng chống oxy hóa
Bài thuốc từ cây trinh nữ hoàng cung
- Điều trị u xơ tử cung, rong kinh, đau bụng
Sắc 20g lá trinh nữ hoàng cung, 20g hạ thảo khô, 12g rễ cỏ xước, 8g hoàng cầm, 6g hương tư tử. Sau đó chia nước đặc thành 3 phần đều nhau và uống trong ngày.
Hoặc dùng 20g lá trinh nữ hoàng cung, 12g lá trắc bách đã sao đen, 6g hương tư tử đem đi sắc và uống mỗi ngày 1 thang.
Hoặc sắc 20g lá trinh nữ hoàng cung với một lượng nước vừa đủ. Đến khi nước cô đặc thì tắt bếp, chờ cho nước âm ấm hơn thì uống. Nên chia lượng nước thành 2 - 3 lần uống trong ngày và tốt hơn khi uống nóng.
- Giảm đau khớp, chữa chấn thương, tụ máu bầm:
Hái lá tươi đem về rửa sạch, xào nóng, đắp vào khu vực cần điều trị.
Củ (thân hành) trinh nữ hoàng cung, huyết giác, lá cối xay, dây đau xương mỗi loại 20g và quốc lão 6g. Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
Lấy thân hành về đem nướng cho nóng. Giã dập ra và đắp ngay vào nơi bị sưng đau, có máu bầm. Thực hiện mỗi ngày 2–3 lần.
- Chữa viêm loét dạ dày, u vú: Hái 3 lá tươi đem về rửa sạch, cắt khúc ngắn. Cho vào nồi sắc với 2 chén nước đến khi cạn còn nửa chén. Chia thuốc làm 3 phần uống sau bữa ăn chính trong ngày.
Hoặc dùng 200g lá khô sắc uống tương tự như khi dùng lá tươi.
Một liệu trình điều trị bệnh kéo dài 20–25 ngày. Sau đó nghỉ 10 ngày rồi tiếp tục uống liệu trình mới.
- Điều trị viêm phế quản, ho: Lấy 20g trinh nữ hoàng cung, 20g tang bạch bì, 6g cam thảo đất, 10g ô phiến. Nấu với 1 lít nước, còn khoảng 300ml thì ngưng. Chia uống 2 lần/ngày, sử dụng đều đặn trong vòng 1 tuần bệnh sẽ thuyên giảm.
Trị viêm họng hạt: Rửa sạch lá cây trinh nữ, rễ cây dằng xay, lấy một ít muối hạt nhai chung với hai thảo dược trên, nhả bã sau khi nhai. Khi nhai như vậy, lượng nước tiết ra từ thảo dược thấm vào cổ họng giúp loại bỏ hoàn toàn viêm họng hạt. Sử dụng ngày 2 lần, tình trạng ho, rát cổ sẽ được cải thiện.
- U xơ tuyến tiền liệt, rối loạn tiểu tiện ở người cao tuổi: Sắc 20g lá trinh nữa hoàng cung uống làm 2–3 lần trong ngày.
Hoặc lá trinh nữ hoàng cung 20g, xa tiền tử 12g, hương tư tử 6g. Sắc nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
Hoặc huyết giác và lá trinh nữ hoàng cung mỗi vị 20g, rễ ngưu tất nam 12g, ba kích (sao muối) 10g, hương tư tử 6g. Nấu nước đặc uống 2–3 lần trong ngày.
- Trị mụn nhọt: Lấy một ít lá hoặc củ, giã nát rồi đắp vào khu vực bị mụn nhọt khi thuốc còn nóng.
Hoặc trinh nữ hoàng cung và bèo cái mỗi loại 20g, cườm thảo đỏ 6g. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia thuốc uống vào buổi sáng, trưa, tối.
Hoặc lá trinh nữ hoàng cung 20g, cườm thảo đỏ 6g, kim ngân hoa 20g. Sắc thuốc chia làm 2–3 lần uống, mỗi ngày 1 thang.
- Hỗ trợ điều trị ung thư vú, đại tràng, cổ tử cung: Lá trinh nữ hoàng cung và nga truật mỗi vị 20g, lá đu đủ (phơi khô) 50g, xuyên điền thất 10g. Cho thuốc vào siêu, thêm 3 chén nước sắc lấy 1 chén. Chia thuốc làm 3 phần uống sau các bữa ăn chính.