Tin mới

Tại sao Đường Tăng từ chối ăn quả nhân sâm ngàn năm dù bị chê 'dại'?

Thứ ba, 23/01/2024, 10:12 (GMT+7)

Mặc dù đã được 3 đồ đệ tận lực khuyên giải nhưng Đường Tăng vẫn một mực từ chối ăn quả nhân sâm ngàn năm. Tại sao vậy?

Đường Tăng, một nhân vật nổi tiếng trong Tây Du Ký, được biết đến với tấm lòng từ bi rộng lượng. Trong hành trình cùng các đồ đệ sang Tây Thiên thỉnh kinh, khi đi qua Ngũ Trang quán, Đường Tăng đã từ chối ăn quả nhân sâm, một báu vật có thể khiến người ta trường sinh bất tử. Ăn quả nhân sâm không phạm giới, tại sao Đường Tăng lại từ chối?

Tôn Ngộ Không trộm nhân sâm ngàn năm về, chia cho Đường Tăng, Sa Tăng và Trư Bát Giới. Ảnh: Internet
Tôn Ngộ Không trộm nhân sâm ngàn năm về, chia cho Đường Tăng, Sa Tăng và Trư Bát Giới. Ảnh: Internet

Trong Tây Du Ký, quả nhân sâm được mô tả như một loại thực phẩm có khả năng hấp thu linh khí trời đất, giúp người ăn trở nên bất lão. Tuy nhiên, Đường Tăng đã từ chối nhận lấy sự trường sinh này, nguyên nhân thực sự nằm ở khía cạnh tâm linh và đạo đức của ông.

Trư Bát Giới cầm quả nhân sâm nuốt chửng, đủ thấy sự phàm tục, tham lam của hắn. Ảnh: Internet
Trư Bát Giới cầm quả nhân sâm nuốt chửng, đủ thấy sự phàm tục, tham lam của hắn. Ảnh: Internet

Trong cuộc sống tu hành, Đường Tăng không chỉ giữ mình về thể xác mà còn giữ được sự thanh bạch trong tâm hồn. Quả nhân sâm, mặc dù thiêng liêng và hấp dẫn, nhưng lại mang hình hài của một đứa trẻ. Huyền Trang đại sư không chỉ giữ cho thân xác không phạm ác, mà tâm cũng không được mảy may làm những việc dính đến ác nghiệp. Việc từ chối ăn quả nhân sâm của Đường Tăng không chỉ là một sự chấp nhận về thân phận mà còn là một bước đi sâu xa vào hành trình tu hành tâm linh.

Nguyên nhân sâu xa này còn một lớp nghệ thuật tinh tế hơn khi Đường Tăng hiểu rằng tu thân dễ, tu tâm khó. Sự tịnh tâm không chỉ là việc tránh xa hành động ác, mà còn đòi hỏi lòng từ bi và bác ái, bảo vệ hình hài và tạo vật giống với chúng sinh.

Những quả nhân sâm này là do các đồ đệ ăn trộm có được, do đó, Đường Tăng lại càng không thể ăn chúng. Một khi nảy sinh ham muốn thì mọi đạo hạnh tu hành có được trước đó điều tiêu biến.

Lòng từ bi của một nhà tu hành chân chính không cho phép Đường Tăng phạm ác nghiệp, cho dù là ăn một loại quả có hình hài con người. Ảnh: Internet
Lòng từ bi của một nhà tu hành chân chính không cho phép Đường Tăng phạm ác nghiệp, cho dù là ăn một loại quả có hình hài con người. Ảnh: Internet

Từ câu chuyện quả nhân sâm, chúng ta lại nhớ đến tập phim Tôn Ngộ Không 3 lần đánh Bạch Cốt Tinh. Khi ấy, Đường Tăng không phân biệt đúng sai, không biết thật giả, nhiều lần trách phạt Tôn Ngộ Không khi hắn đánh chết Bạch Cốt Tinh. Tôn Ngộ Không có khả năng nhìn được yêu quái, đánh Bạch Cốt Tinh là trừ yêu diệt quái. Nhưng trong mắt Đường Tăng, Bạch Cốt Tinh lại đội lốt phàm nhân. Việc trừ yêu, diệt quái không chỉ là giết nó, mà phải bắt nó hiện nguyên hình. Điều này khó hơn rất nhiều và có như vậy mới trừ được cái gốc của sát nghiệp. Hộ tống Đường Tăng, Tôn Ngộ Không đã lĩnh ngộ được điều này. Về sau, mỗi khi hàng yêu phục quái, Tôn Ngộ Không đều tìm kiếm chủ nhân của những yêu quái để bắt họ chịu trách nhiệm chứ không thẳng tay tiêu diệt như trước.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news