Tin mới

Tại sao hiến máu thì không được tiền mà muốn truyền máu thì lại phải mất tiền?

Thứ hai, 15/03/2021, 09:00 (GMT+7)

Rất nhiều người khi đi hiến máu đã thắc mắc rằng: "Tại sao hiến máu thì không được tiền mà muốn truyền máu thì lại phải mất tiền?".

Theo thống kê của Ngân hàng máu Việt Nam thì mỗi năm, số lượng người tham gia hiến máu hiện nay chỉ khoảng 700.000 đến ~1.000.000 người trên 95 triệu dân, tính ra tỷ lệ chưa đạt đến 1%. Trong khi đó, các bệnh viện trong nước cần khoảng 1,8 triệu đơn vị máu, nhưng thực tế lượng máu nhận được chỉ xấp xỉ 1 triệu đơn vị, mới đáp ứng được khoảng 53% nhu cầu sử dụng. 

Hiến máu nhân đạo, một nghĩa cử cao đẹp.Chỉ cần hiến một phần máu của mình bạn đã cứu được rất nhiều người trước nguy cơ mất người thân, bạn bè và trước tiên là cứu được tính mạng của chính các người bệnh đang cần đến máu. 

Đã bao giờ bạn hiến máu và tự hỏi rằng vì sao bản thân hiến máu miễn phí nhưng khi truyền máu lại mất tiền. Không giống như lời đồn thổi "lấy máu được hiến miễn phí để bán lại cho người có tiền", hiến máu, lưu trữ máu là một quá trình phức tạp, đòi hỏi nhiều công đoạng. Máu sau khi được nhận từ người hiến, bệnh viện sẽ không thể sử dụng được ngay.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Máu sau khi được hiến có "đường đi" như thế nào?

Để có mỗi lít máu dùng được, Nhà nước đã phải “bù lỗ” rất nhiều trong công đoạn thu nhận, xử lý và bảo quản chứ không đơn giản là đi xin và mang đi bán như nhiều người vẫn tưởng. Không phải tất cả lượng máu có từ chương trình hiến máu nhân đạo đều có thể sử dụng, chúng cần được chuyển về Ngân hàng máu để tiến hành sàng lọc, sản xuất, bảo quản và phân phối. 

Máu sau khi được chuyển về sẽ được làm các xét nghiệm sàng lọc máu bằng kỹ thuật Elisa với hai loại xét nghiệm: Xét nghiệm nhóm máu để phân thành hai hệ nhóm máu ABO và Rh+; xét nghiệm sàng lọc virut, bao gồm virut viêm gan B, viêm gan C, virut HIV, ký sinh trùng sốt rét, vi khuẩn giang mai,… 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lúc này, máu sau khi chắc chắn đủ tiêu chuẩn sẽ được đưa đi sản xuất thành phẩm: Khối Hồng cầu, khối Tiểu cầu, khối Huyết tương và khối Bạch cầu để “người bệnh thiếu gì truyền nấy”. Sác thành phẩm được bảo quản theo tiêu chuẩn nhiệt độ riêng.

Cho đến nay chưa có một chế phẩm sinh học nào có thể thay thế hoàn toàn chức năng của máu, vì vậy nguồn máu để cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân vẫn từ nguồn người hiến máu. Cả nước hiện tại chỉ có 4 trung tâm truyền máu: Hà Nội, Huế, Chợ Rẫy – tp. HCM và Cần Thơ. Riêng tại Hà Nội, Viện huyết học - truyền máu Trung ương chịu trách nhiệm cung cấp máu cho tới 54 bệnh viện và 16 tỉnh, thành khu vực phía Bắc.

Riêng kho máu tại trung tâm đã phải đáp ứng cho 123 các bệnh viện khác tại Hà Nội và khu vực miền Bắc. Lượng máu được hiến tặng hiện nay không đủ đáp ứng nhu cầu máu. Lượng máu từ chương trình tình nguyện hiến máu lớn nhất hiện nay cũng chỉ đủ đáp ứng được nhu cầu máu trong vòng một tuần. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các đơn vị máu sau khi được hiến phải trải qua nhiều khâu xử lí, tốn kém chi phí, đòi hỏi hệ thống máy móc hiện đại, có độ chính xác cao. Do đó, giá mà người bệnh phải chi trả cho một đơn vị máu cao cũng là chuyện bình thường.

Tất cả mọi người có sức khoẻ bình thường đều có thể hiến một phần máu của mình để cứu người mà không hề ảnh hưởng đến sức khoẻ. Điều này đã được chứng minh bằng cơ sở khoa học và thực tiễn. Người hiến máu ở độ tuổi nữ tữ 18 - 55 và nam từ 18 - 60, Cân nặng > 45kg. Một năm hiến máu tối đa từ 3 - 4 lần cách nau 3 – 4 tháng. Không mắc bệnh lý, không bị nhiễm các tác nhân lây qua đường truyền máu, không có hành vi nguy cơ, đều có thể hiến máu.

Việc hiến máu ngoài mang lại ý nghĩa với cộng đồng thì với bản thân người cho máu cũng có lợi ích rất nhiều. Hiến máu nhân đạo là việc làm có ý nghĩa, giúp san sẻ với cộng đồng, có ý thức đảm bảo an toàn cho người nhận, bản thân giữ gìn sức khỏe có lối sống lành mạnh để tiếp tục tham gia hiến máu trở lại, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ không có hại cho sức khỏe.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news