Tin mới

Tại sao nha dịch Trung Quốc xưa lại thích áp giải nữ tù nhân đi đày?

Thứ hai, 20/11/2023, 16:32 (GMT+7)

Trong xã hội cổ đại, đặc biệt là trước thời kỳ nhà Tống, lưu đày chỉ là một phương thức trừng phạt tội phạm. Nhưng theo thời gian, hình phạt này dần biến đổi đáng suy ngẫm.

Trước thời nhà Tống, lưu đày chỉ là trục xuất tội phạm ra khỏi lãnh thổ, thời gian lưu đày ngắn có thể là 1 năm, dài có thể là 3 năm. Giữa thời Bắc Tống, lưu đày trở nên tàn bạo hơn, như một con đường đến địa ngục. Đằng sau sự biến đổi này là thay đổi về hệ thống xã hội, quan điểm pháp luật và cách nhìn nhận tội phạm.

Cuối thời nhà Tống, đầu thời nhà Minh, lưu đày tàn nhẫn đến mức chết người. Hệ thống lưu đày thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã trải qua sự thay đổi cơ bản, chuyển từ lưu đày tự do sang "lưu đày vĩnh viễn", tức là phạm nhân bị giam giữ trong một địa bàn hoang vu suốt đời.

Lưu đày là hình phạt khắc nghiệt đối với tội phạm thời cổ đại. Ảnh minh họa: Internet
Lưu đày là hình phạt khắc nghiệt đối với tội phạm thời cổ đại. Ảnh minh họa: Internet

Sau khi Chu Nguyên Chương lên ngôi, việc ban hành "Bộ luật Đại Minh" đã trở thành cột mốc quan trọng trong xã hội thời đó. "Lưu đày vĩnh viễn" trong quy định của bộ luật này đánh dấu sự biến đổi sâu sắc của hệ thống lưu đày. Thời gian lưu đày 1 năm bị cấm hẳn, đẩy tội phạm vào bước đường tuyệt vọng. Sự thay đổi này không chỉ biến đổi số phận của những người bị lưu đày mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới cấu trúc xã hội.

Việc đẩy phạm nhân bị lưu đày tới phương Bắc một cách tàn nhẫn khiến tội phạm thời kỳ này phải đối mặt với điều kiện sống thậm chí còn khắc nghiệt hơn. Từ nội địa Sơn Tây, Thiểm Tây đến Liêu Ninh và Hắc Long Giang, mọi nơi đều trở thành nhà tù cho cuộc đời họ. Sự hoang tàn, cằn cỗi của miền Bắc khiến tội phạm mất hy vọng sống.

Tại Trung Quốc, từ thời kỳ nhà Minh đã xuất hiện hình phạt 'lưu đày vĩnh viễn'. Ảnh minh họa: Internet
Tại Trung Quốc, từ thời kỳ nhà Minh đã xuất hiện hình phạt "lưu đày vĩnh viễn". Ảnh minh họa: Internet

Khi tội phạm đến địa điểm đích phía bắc, cuộc sống của họ trở thành bóng tối của sự chật vật. Lời tuyên bố lưu đày vĩnh viễn khiến họ tuyệt vọng và đau khổ vô tận trong suốt quãng đời còn lại. Dưới sức nặng của xiềng xích, họ phải lao động và tra tấn suốt quãng đời còn lại, trở thành tầng lớp lao động thấp kém nhất nơi xứ người. Đây không chỉ là sự trói buộc về thể xác mà còn là xiềng xích sâu thẳm trong tâm hồn, khiến họ mắc kẹt trong đau khổ vô tận.

Vào thời kỳ Minh - Thanh, nữ tù nhân trở thành "miếng mồi hấp dẫn" cho nha dịch. Đây không phải là sự quan tâm đặc biệt dành cho phụ nữ mà liên quan mật thiết đến lợi ích, quản lý và mặt tối của bản chất con người. Trước hết, người nhà của các nữ tù nhân thường ra sức hối lộ quan chức để mong họ nhẹ tay với thân nhân. Hiện tượng này không chỉ liên quan đến tình hình đạo đức mà còn liên quan đến việc lạm dụng quyền lực và các giao dịch tài chính.

Nữ phạm nhân trở thành 'miếng mồi hấp dẫn' cho quan lại xưa. Ảnh minh họa: Internet
Nữ phạm nhân trở thành "miếng mồi hấp dẫn" cho quan lại xưa. Ảnh minh họa: Internet

Các nữ tù thường không chống cực và dễ bị quản lý hơn. Áp giải nữ tù tương đối an toàn đối với nha dịch. Bên cạnh đó, nhiều nha dịch còn nảy lòng tham đối với nữ tù. Trên đường áp giải họ, những người này lợi dụng vị thế của mình để xâm hại họ. Trong khi tội phạm thì không thể đòi được công bằng khi đang ở trong tình thế này.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news