(Tinmoi.vn) Khi ánh mắt trời vẫn ở đâu xa lắm, những ngư dân sống ven bãi Cửa Hội (Nghệ An) đã có mặt trên bãi biển để bắt đầu một ngày săn ngao quen thuộc.
Hừng đông mới chỉ bừng lên xa phía chân trời, các ngư dân đã ra biển "săn" ngao
Cây nạo dùng để bắt ngao đặc trưng của người Thanh Hóa. Nạo được làm từ tre, kết thành hình chữ Y, ở giữa thân treo lủng lẳng chiếc túi lưới để đựng ngao. Lưỡi nạo là một thanh sắt được mài mỏng, dài khoảng 50 cm.
Quần áo nhàu nát, bàn tay chai sạn, gương mặt hằn những vết nhọc nhằn, các ngư dân cần mẫn rê lưỡi nạo từ lúc hừng đông chưa tỏ mặt người cho bến lúc đứng bóng mới chịu trở về nhà.
“Phải cầm làm sao cho cán nạo cân đối, không bị vênh. Kéo không được lệch tay thì nạo mới ăn đất và được nhiều ngao”,
Dân thường tranh thủ lúc nước ròng để đi. Đó là thời gian giữa hai con nước lớn liên tiếp, nước rút đi để lộ bãi bồi đầy ngao. Hôm nay nạo gần bờ, ngày mai lại đi xa hơn một chút cho đến ngày con nước lại quay về nạo gần bờ.
Mùa nạo ngao sôi động nhất từ tháng 4 đến tháng 8, khi Sầm Sơn vào mùa du lịch. Sang tháng 8 biển động, bãi bồi thường ngập nước lũ, ngao chết nhiều, những ngư dân quanh biển Cửa Hội lại chạy chợ.
Nhiều trẻ em nơi đây cũng tranh thủ mùa hè vác nạo đi cùng cha mẹ. Chúng tranh thủ lúc nghỉ học để săn chút ngao lấy tiền mua sách vở, đóng học đầu năm.
Nhiều chục năm trôi qua, săn ngao đã là một nghề gắn bó với người dân vùng nơi đây - nơi bãi biển Cửa Hội quanh năm phi lao rì rào gió thổi.
Bài và ảnh; Giang Giang + Hoa Quỳnh