Tin mới

Tàu ngầm sát thủ mới của Việt Nam: Ác mộng của Trung Quốc

Thứ ba, 31/03/2015, 10:49 (GMT+7)

Những tàu ngầm mới của Việt Nam có thể làm thay đổi đáng kể thế cân bằng trên Biển Đông.>> Báo Nhật: Việt Nam sẽ không phải hối hận vì đã mua 6 tàu ngầm Kilo >> Chuyện chưa biết về lai dắt tàu ngầm Kilo vào Cam Ranh

Những tàu ngầm mới của Việt Nam có thể làm thay đổi đáng kể thế cân bằng trên Biển Đông.

 

Sau một thời gian ngắn tạm lắng xuống, điểm nóng Biển Đông lại bắt đầu sôi sục. Lần này, những mối quan tâm ồn ào không xoay quanh máy bay, cũng không phải là sự giằng co giữa các đội tàu hải cảnh quanh một giàn khoan dầu bí ẩn, cũng không phải các tàu tiếp tế hỗ trợ cho một rạn san hô ít người biết đến.

Thay vào đó, là sự xung đột giữa các nhà báo, các nhà chiến lược và giờ đây là các nhà lập pháp liên quan đến một loạt công trình mới mà Bắc Kinh đang tiến hành xây dựng trên các rạn san hô mà họ chiếm đóng trái phép tại Trường Sa. Những cấu trúc này có thể bao gồm cả 1 sân bay.

Việc hải quân Việt Nam có một hạm đội tàu ngầm lớp Kilo mới đã tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cân bằng sức mạnh hải quân giữa 2 nước. Việt Nam đã đặt 6 tàu ngầm Kilo của Nga và các tàu này sẽ được triển khai trong năm tới. Điều này sẽ làm thay đổi đáng kể thế cân bằng trên Biển Đông.

Trong bài viết “Ác mộng của Trung Quốc: Tàu ngầm sát thủ mới của Việt Nam”, National Interest đã dẫn một bài viết của Dragon Eye phân tích việc Việt Nam triển khai các tàu ngầm mới do Nga sản xuất. Bài viết được đăng trên tạp chí hải quân Trung Quốc “Naval & Merchant Ships” (do Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc xuất bản). Trong đó, tác giả đã nhận xét về cán cân quân sự Trung-Việt trước đây nhằm đưa ra cái nhìn khiêm tốn về tương quan lực lượng đôi bên.

Phân tích này của Trung Quốc đã lưu ý ngay từ đầu rằng Hải quân Việt Nam hoàn toàn thiếu kinh nghiệm với “các loại tàu ngầm lớn thông thường”, không chỉ ở khâu điều khiển mà còn ở cả lĩnh vực hậu cần, bảo trì. Trong một đoạn văn với giọng điệu nhún nhường, tác giả viết: “… nếu (tàu ngầm) không được sử dụng đúng cách, nó không chỉ vô dụng trong các trận chiến mà (việc thiếu trình độ nghiêm trọng) còn có thể đe dọa nghiêm trọng đến sinh mạng của toàn bộ thủy thủ đoàn”.

Với kinh nghiệm sử dụng tàu ngầm Kilo ủa Nga trong suốt những năm 1990, không ngạc nhiên khi các nhà phân tích hải quân Trung Quốc thể hiện kiến thức sâu sắc về quy trình và những thử thách với loại tàu này.

3 bước quan trọng được mô tả trong quá trình: đào tạo thuyền viên, tập luyện trên bến và tập luyện trên biển. Cần lưu ý rằng rất lâu trước khi các thuyền viên tập trung vào việc đào tạo, các chuyên gia Việt Nam đang nghiên cứu quá trình sản xuất tại các cơ sở chế tạo ở St.Petersburg.

Trung Quốc đang lo ngại trước lực lượng tàu ngầm mới của Việt Nam. Ảnh minh họa

Một đoạn thú vị trong phân tích của Trung Quốc đã phác họa 5 cách mà Việt Nam có thể dùng để triển khai lực lượng tàu ngầm mới.

Đầu tiên, Việt Nam có truyền thống sử dụng người nhái khi nhìn vào các hoạt động chống lại tàu Hải quân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.

Thứ hai, quan trọng hơn, các tàu của Nga được xem là có vai trò đánh chặn chính. “… Giữa đại dương, sẽ rất khó để tìm thấy những chiếc tàu ngầm yên tĩnh… Vì vậy, các nước khác thường sẽ gửi tàu nổi tới vùng biển nhạy cảm và do đó, những biện pháp này có thể đạt được mục tiêu đánh chặn”.

Thứ ba, phương pháp làm việc được mô tả là “hoạt động phục kích”. Ở đây, nó được giải thích là các tàu ngầm Kilo của Việt Nam có thể ẩn nấp tại các cảng và tiếp tục khẳng định: tàu ngầm là vũ khí khá lý tưởng hỗ trợ chiến lược chống xâm nhập của Việt Nam.

Thứ tư, hoạt động phong tỏa sẽ được triển khai. Bài phân tích chỉ ra mặc dù Việt Nam có lực lượng tàu ngầm mạnh nhưng sẽ không có khả năng “hoạt động tấn công bền vững” vì bất cứ “vũ khí giảm tải tàu ngầm nào cũng đều có giới hạn”.

 

Theo phân tích này, lực lượng tàu ngầm Việt Nam có thể phán đấu để “phá hủy các tuyến đường biển truyền thông của kẻ thù” trong vòng 5-6 năm. Các kế hoạch mới nhất của hải quân Việt Nam mà bài phân tích này dự đoán là: “nếu xảy ra đụng độ giữa hải quân Trung Quốc và Việt Nam, Hà Nội sẽ phong tỏa các tuyến đường biển qua eo biển Malacca”.

 

Thứ năm, bài phân tích cho rằng lực lượng tàu ngầm Việt Nam đang theo đuổi “sự vượt trội trong nước”. Điều này hiện nay rất khả thi bởi lực lượng tàu ngầm mới của Việt Nam “sẽ có một quy mô nhất định”.

Để đối phó với mối đe dọa này, Hải quân Trung Quốc đã có động thái tích cực là tung ra những tàu khu trục nhẹ, loại 056. Bắc Kinh hiện đã có ít nhất 17 chiếc tàu loại này trong kho vũ khí của mình. Bài phân tích này của Trung Quốc nhấn mạnh rằng tàu khu trục đầu tiên tên Sanmenxia loại 056A, số 593 được đưa vào sử dụng hồi tháng 11/2014. Phiên bản này được trang bị thêm hệ thống cảm biến thủy âm loại kéo rê ở phía đuôi (towed-array sonar). Đây rõ ràng cho thấy mục đích chính của tàu này là tham gia chiến tranh chống tàu ngầm (ASW).

Máy bay tuần tra biển mới của Trung Quốc – Gaoxin-6 – cũng được cho là một vũ khí quan trọng để đối phó với mối đe dọa tàu ngầm từ Việt nam. Cùng với các tàu ngầm đang rình rập gần căn cứ hải quân của Việt Nam, cũng như hệ thống vệ tinh giám sát tinh vi của Trung Quốc, bài phân tích này của Trung Quốc nhấn mạnh tới hệ thống giám sát dưới biển mới của Trung Quốc.

Nhìn chung, bài viết đã phản ánh mối quan ngại của Trung Quốc với lực lượng tàu ngầm của Việt Nam nhưng cũng thể hiện sự tự tin của Bắc Kinh.

Giàn khoan Haiyang Shiyou 981 mà Trung Quốc kéo tới vùng biển Việt Nam hồi năm ngoái đã dấy lên khủng hoảng tại Biển Đông, khiến 2 nước tiến gần tới một cuộc xung đột vũ khí lớn. Một cuộc đụng độ như vậy chắc chắn là thảm họa cho cả 2 nước và khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung. Hiện nay, chúng ta hy vọng việc Giá dầu thế giơi giảm sẽ làm giảm căng thẳng tại Biển Đông trong thời gian dài hơn.

Bảo Linh (tin tức National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news