Ở phần 1 của bài viết đăng trên tờ National Interest, chuyên gia Mỹ đã chỉ ra 2 điểm yếu của PLA cần cải tổ. Thứ nhất là PLA không có kinh nghiệm thực chiến thời hiện đại và thứ hai là PLA không chỉ đạo được lực lượng trong cuộc chiến tranh thông tin.
Tham vọng thực sự của Tập Cận bình khi cải tổ quân đội Trung Quốc (P1)
Việc cải tổ quân đội Trung Quốc nhằm giải quyết 2 vấn đề lớn mà đội quân này đang vấp phải. Ảnh: National Interest |
Những cải tổ gần đây rõ ràng được thiết kế để giải quyết những vấn đề này. Chung đã loại bỏ xương sống quan liêu của PLA - 4 tổng cục (GD) và 7 quân khu (MR). Các tổng cục cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ tương đương với một bộ phận của quốc phòng trong khi các quân khu về cơ bản là những trung tâm hành chính quân sự khu vực bán tự trị.
Điều này đã dẫn tới những thất bại trong chiến dịch do tác động của các tổng cục và quân khu tới cấu trúc của PLA. Các tổng cục và quân khu có quyền lực cục bộ dẫn tới những cuộc cãi vã và ganh đua với nhau - tương tự như quân đội Mỹ trước Goldwater-Nichols. Các quân khu sở hữu nhiều quyền tự chủ, vì thế họ "hoạt động như những tiểu bang, có trường học, bệnh viện, khác sạn, cơ quan báo chí riêng. Thậm chí có quân khu còn tự kiếm tiền". Kết hợp với một chuỗi mệnh lệnh không rõ ràng, có rất ít sự khuyến khích hợp tác giữa các nhánh quân và thiếu đi hiệu quả giám sát dân sự và điều này dẫn tới tham nhũng và thiên vị.
Các tổng cục hiện nay đã được thay thế bằng 15 cơ quan hỗn hợp dưới sự giám sát của CMC và do ông Tập chủ trì. 5 chiến khu - chỉ tập trung vào các chiến dịch - thay thế cho các quân khu. Nếu thực hiện đúng, kết quả thu được: "PLA sẽ có 2 chuỗi chỉ huy riêng biệt: một chuỗi tác chiến từ CMC tới các chiến khu rồi tới binh sĩ; một chuỗi hành chính từ CMC tới các sở chỉ huy rồi tới binh sĩ". Điều này gần tương tự với sự cải tổ của quân đội Mỹ dưới sự giám sát của Bộ Quốc phòng thông qua luật Goldwater-Nichols.
Đây là lý do tại sao những nỗ lực bên ngoài để đánh giá sự cải tổ trong quân đội Trung Quốc không nên tập trung vào quan niệm cho rằng động cơ của ông Tập chỉ đơn giản là khiến PLA trung thành và giúp ích cho CCP. Quân đội của tất cả các nước đều có xu hướng quan liêu và cố chấp với những quyền lợi đáng kể. Cuộc đụng độ giữa quân đội và các thủ lĩnh dân sự là không hiếm. Ví dụ như các bộ phận của quân đội Mỹ đã phải chiến đấu trong một cuộc chiến quan liêu dai dẳng đằng sau cuộc chiến chống lại Goldwater-Nichols. Đến nỗi mà Hải quân phải thiết lập một "phòng chiến tranh" (war room) để chống lại dự luật này.
Trong khi cố cải tổ PLA sao cho hợp với chiến tranh hiện đại, ông Tập phải đối mặt với hàng loạt khó khăn. Như đã nói từ trước, việc thiếu giám sát trong các tổng cục và quân khu khiến những nơi này ngập tràn tham nhũng. Việc lục quân chiếm ưu thế trong truyền thống đã giảm đi không ngừng, thậm chí còn xuất hiện nhiều tin đồn cắt giảm nhân sự hơn. Thêm vào đó, vẫn còn nhiều nhân viên - những người có được chức vụ nhờ thiên vị và được người nhà nâng đỡ - tồn tại trong nhiều thập kỷ. Có rất nhiều người trong số này không hài lòng với công việc mới.
Việc kết hợp tất cả 3 khía cạnh của nỗ lực cải tổ có thể thấy được qua 3 cuộc thanh trừng quan chức cấp cao trong PLA: Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu. Việc thanh trừng ông Quách và ông Từ đã gây sốc khi họ được cho là 2 thành viên mạnh nhất của PLA kể từ khi Giang Trạch Dân đề bạt họ vào năm 1999. Hai vị tướng này có thể tham gia vào hoạt động mua quan, bán chức, tham ô, hối lộ vì họ đã lập ra những lãnh địa trong chế độ quan liêu phân quyền của PLA và được bảo vệ khi là môn đệ của ông Giang.
Để chắc chắn, những cuộc thanh trừng dưới sự chỉ đạo của ông Tập đáng kể nhất là từ thời Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, "xem xét thực tế là ông Quách và ông Từ đữ kiểm soát việc bổ nhiệm các quan chức cấp cao trong quân đội trong khoảng 1 thập kỷ, việc thanh trừng 42 quan chức cấp cao chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong giới lãnh đạo PLA".
Chắc chắn ông Tập Cận Bình đã tận dụng giai đoạn đỉnh cao quyền lực hiện tại để chiến đấu vì lợi ích của PLA. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của ông Tập dường như xuất phát từ mong muốn xây dựng một đội quân hiện đại và nhiều nhân tài, có thể hoàn thành "Giấc mơ Trung Hoa" chứ không phải là sự hoang tưởng hay chứng tự cao tự đại.
Theo đó, có nhiều điều để xem xét hơn khi nhìn vào 2 thập kỷ lập Chính sách và chiến lược thay là chỉ tập trung vào đánh giá việc cải tổ, đổi mới trong PLA của ông Tập. Trong 2 thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự Trung Quốc đã xây dựng một trong những đội quân chiến đấu mạnh và đa dạng nhất thế giới. Tham nhũng và cấu trúc chỉ huy, kiểm soát lỗi thời là một trong những trở ngại cuối cùng để hướng tới sự hiện đại hóa toàn diện. Với việc tái cơ cấu tập trung vào việc thực hiện giám sát dân sự và tăng cường khả năng hoạt động chung, quá trình này diễn ra rất giống với sự đổi mới theo Goldwater-Nichols.
Bảo Linh (National Interest)