Tin mới

Trung Quốc cải tổ quân đội theo mô hình Mỹ

Thứ ba, 27/05/2014, 15:19 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Được dẫn\ndắt bới tham vọng biến Trung Quốc thành một thế lực lớn trên thế giới, Chủ tịch Tập Cận Bình\nđang tìm cách sử dụng quyền lực chính trị của mình để thực hiện một nhiệm vụ\ncao cả: đại tu quân đội Trung Quốc, lực lượng vẫn đang hoạt động ở quy mô lớn với\n1 triệu nông dân được tập hợp lại dưới thời Mao Trạch Đông.

(Tinmoi.vn) Được dẫn dắt bới tham vọng biến Trung Quốc thành một thế lực lớn trên thế giới, Chủ tịch Tập Cận Bình đang tìm cách sử dụng quyền lực chính trị của mình để thực hiện một nhiệm vụ cao cả: đại tu quân đội Trung Quốc, lực lượng vẫn đang hoạt động ở quy mô lớn với 1 triệu nông dân được tập hợp lại dưới thời Mao Trạch Đông.

Ông Tập muốn một đội quân có thể phô diễn uy lực trên khắp Thái Bình Dương và có thể đối đầu với những đối thủ trong khu vực như Nhật Bản nhằm bảo vệ những lợi ích của họ. Để đạt được điều đó, ông sẽ tiến hành củng cố các lực lượng không quân và hải quân Trung Quốc đang phụ thuộc vào lực lượng bộ binh của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), và các đơn vị này phải phối hợp chặt chẽ với nhau giống như mô hình các quân đội Tây phương đang thực hiện.

Lãnh đạo Trung Quốc muốn huy động sức mạnh, đại tu quân đội

Ngân sách cho quốc phòng Trung Quốc lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ. Ảnh: Credit Feng Li/Getty Images

Nguồn ngân sách chi cho quân đội của Trung Quốc đã tăng lên, lớn xếp thứ hai trên thế giới sau Mỹ, và đất nước này đã có được những hệ thống vũ khí vô cùng tối tân. Nhưng ông Tập muốn truyền đạt đến các cấp dưới của mình rằng, như vậy vẫn chưa đủ.

Hãng thông tấn Trung Quốc Xinhua dẫn lời phát biểu của ông Tập trước ủy ban các  quan chức Đảng Cộng sản trong cuộc họp đầu tiên nghiên cứu vấn đề cải cách quân sự vào tháng Ba: “Không thể hiện đại hóa quốc phòng quốc gia và quân đội mà không hiện đại hóa cơ cấu tổ chức của nó.

Phải thực hiện cải tổ kỹ lưỡng hệ thống lãnh đạo và chỉ huy, hướng dẫn thực hiện các Chính sách và cấu trúc quyền lực.”

Điều đó không dễ dàng. Tái tổ chức lại Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ làm giảm tham vọng của ông Tập trước sức mạnh cố hữu của lực lượng 1,4 triệu lính bộ binh, và ông sẽ phải chỉ huy việc cải tổ này trong khi vẫn phải đảm bảo duy trì một lực lượng tin cậy để bảo vệ quyền lực chính trị của đảng Cộng sản, theo các chuyên gia cho biết.

Ông David M. Finkelstein, phó Chủ tịch, Giám đốc Học viện Trung Quốc tại Tập đoàn Hợp tác CAN-tổ chức chuyên nghiên cứu về an ninh và quân đội ở Alexandri, Virginia, Mỹ nói: “Cải cách quân đội là một phần trong kế hoạch lớn hơn mà ông Tập Cận Bình đưa ra và để thông qua tại đảng và đất nước Cộng sản này.

Ông Tập nói: “Đây là thời điểm quan trọng, là thời điểm nền tảng để thực hiện từng nhiệm vụ cải cách mới. Có thể sẽ cần 5 năm để các bạn có thể thấy được thành quả. Nhưng 10 năm sau bạn sẽ nhìn thấy một P.L.A khác hẳn.”

Hiện tại, quân đội Trung Quốc đang được phân thành khoảng 7 phân khu, vốn được xây dựng để bảo vệ Trung Quốc chống lại áp lực từ Liên Xô và giúp Đảng kiểm soát tình hình nội địa. Việc tái cơ cấu quân đội là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch của ông Tập. Quân đội đang tăng trưởng của Trung Quốc có thể tập trung nhiều hơn vào nhiệm vụ đối chọi với Nhật Bản, nước đang có lực lượng hải quân nhỉnh hơn so với Trung Quốc và để tăng thêm sức mạnh những tuyên bố về lãnh thổ của họ ở biển Đông và biển Hoa Đông.

Vậy, việc di chuyển hay sa thải một số lượng lớn binh lính và quan chức- những người có thể phản đối kế hoạch của ông Tập chắc chắn sẽ xảy ra. Những cựu binh lính thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp là một lực lượng vững mạnh phản đối lại kế hoạch tái cơ cấu quân đội ở quốc gia này.

Nhà khoa học chính trị nghiên cứu về quân đội Trung Quốc Andrew Scobell tại Washington cho hay: “Các lực lượng bảo thủ Trung Quốc thực hiện việc cải cách quân sự rất khó khăn. Họ làm chủ ở rất nhiều lĩnh vực và có ảnh hưởng mạnh, vượt trội về sức mạnh bộ binh.”

Các chuyên gia phương Tây cho biết, tiền dường như không phải là vấn đề. Trung Quốc chi khoảng 2,5 % GDP cho quân sự, trong khi Mỹ chi khoảng 4,5%, theo ông Kamphausen, tư vấn viên cao cấp tại Cục Nghiên cứu châu Á Quốc gia của Mỹ tại Washington. Ông nói rằng: “(Trung Quốc) có một sự hài lòng ở mức độ nào đó trong việc chi tiêu hiện tại.”

Trung Quốc đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu cơ giới hóa và đạt tiến bộ lớn trong tin học hóa quân đội đến năm 2020, theo Dennis J.Blasko, cựu tư vấn an ninh Mỹ ở Bắc Kinh cho biết.

Ông Blasko nói về những nhân viên không có hàm sĩ quan trong quân đội PLA: “PLA đang tiến hành nhiều công động phức tạp để hiện đại hóa quân đội còn hơn cả với quân đội Mỹ thời chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên họ không có kinh nghiệm chiến đấu, ngân sách lớn như quân đội Mỹ thời Reagan hay giới quân nhân chuyên nghiệp như của Mỹ".

Nhật Bản và các đồng minh cùng với Mỹ đã trở thành mục tiêu chiến lược hàng đầu của Trung Quốc, nước có đội quân đã bại trận dưới tay Nhật năm 1895 và sử dụng nỗi nhục nhã đó hòng thay đổi tình hình.

Tướng Liu Yazhou của Đại học Quốc phòng Quốc gia của Quân đội Trung Quốc cho hay: “Chiến thắng của Nhật Bản là một chiến thắng của cả thể chế. Sự đánh bại triều đại nhà Thanh là sự đánh bại từ thể chế đó.”

Các chuyên gia nói rằng ông Tập đang ở vị trí tốt để loại bỏ những chướng ngại vật trong tiến trình cải cách. Ông Tập trở thành Chủ tịch của Ủy ban quân sự Trung ương cùng lúc ông trở thành Tổng bí thư đảng. Giám đốc của Trung tâm Học viện quân sự Trung Quốc tại Washington nói rằng rõ ràng ông Tập có sự ủng hộ của 6 thành viên của cơ quan quyền lực nhất đất nước-Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Những nỗ lực của ông Tập có thể được trợ giúp bởi một vị tướng bị buộc tội tham nhũng và sắp được đưa ra xét xử-Cốc Tuấn Sơn. Ông Kamphausen nói rằng việc bán chức ở Trung Quốc đã quá phổ biến đến nối trường hợp của Tướng Cốc dường như là một ví dụ điển hình.

Hiện tại, bằng chiến dịch chống tham nhũng, ông Tập đang sở hữu một đội binh “quá sợ hãi, họ thậm chí không thể đỗ xe trong sân của một nhà hàng mà phải đưa các tài xế đến một nơi khác”, ông Sauders cho hay.

Ngoài nhóm lãnh đạo cao cấp, ông Tập đã triệu tập một cuộc họp vào tháng Ba để bàn về vấn đề cải cách, trong đó 5 ban nhóm đã được thành lập để giám sát vấn đề tối trọng này, bao gồm: đào tạo, giảm số lượng binh sĩ, tuyên truyền chính trị, loại bỏ tham nhũng và cải tiến cách quân đội quản lý cơ sở hạ tầng, ông Saunders nói.

Nhưng thách thức lớn nhất có thể đe dọa lực lượng bộ binh nước này.

Nan Li, một chuyên gia về quân đội Trung Quốc tại Đại học Chiến tranh hàng hải Mỹ tại NewPort, R.I nói: “Việc đại tu quân đội là chìa khóa cho mọi điều, bởi vì vào điểm này, nếu bạn phân tích cấu trúc của P.L.A, bạn sẽ thấy quân đội đang chiếm ưu thế. Những nhân viên của mọi lực lượng khác ngoài bộ binh đều nằm ngoài lề cơ cấu chỉ huy khu vực. Họ không được hợp nhất. Họ bị nằm ngoài lề.

Ông Li nói rằng việc giải quyết vấn đề tái cơ cấu đòi hỏi phải xây dựng các trụ sở riêng biệt và chuyển những nguồn lực và con người tới các bộ phận hải quân, không quân và tên lửa sẽ có thể phô diễn sức mạnh quy mô rộng hơn lực lượng bộ binh.

Một nguyên lý cơ bản vẫn được duy trì: Không có dấu hiệu cho thấy các sĩ quan quân đội Trung Quốc sẽ chống lại việc đảng kiểm soát quân đội, thậm chí họ còn tỏ ra e sợ trước yêu cầu của ông Tập, theo các chuyên gia nói.

Ông Finkelstein của trung tâm CAN nói: “Việc bảo vệ đảng của Trung Quốc luôn luôn là nhiệm vụ số 1. Bỗng nhiên, những quan chức của PLA phải mặc chiếc áo đồng phục vào.”

Chi MK (Theo NY Times)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.