Sữa lạc đà được sản xuất chủ yếu ở các nước Trung Đông và châu Phi. Sữa lạc đà có giá 30USD/lít (tương đương 698.000 đồng), đắt gấp 30 lần sữa bò thông thường. Mỗi năm chỉ có khoảng 3 triệu tấn sữa lạc đà được sản xuất, trong khi sừa bò là 600 triệu tấn.
Sữa lạc đà được chứng minh trong các nghiên cứu rằng có khả năng kháng viêm, làm dịu triệu chứng của các chứng bệnh như tiểu đường nhờ hàm lượng đường thấp và cung cấp hàm lượng protein và vitamin C cao.
Một con bò có thể cho khoảng 50 lít mỗi ngày, trong khi lạc đà chỉ có thể cho 6 đến 7 lít. Những con bò trong 3 năm sẽ cho hơn 50.000 lít, trong khi ở lạc đà, trong 3 năm sẽ cho được tối đa là 4.000 đến 7.000 lít.
Sữa lạc đà chứa hàm lượng protein, vitamin, khoáng chất và axít béo không bão hòa cao hơn so với sữa bò.
Sữa lạc đà gồm 2% sữa béo, có màu trắng ngà, ngọt nhẹ và dư vị hơi mặn sau khi uống xong.
Tuy nhiên, loại siêu thực phẩm này cũng chứa lượng cholesterol và đường sữa thấp hơn, giúp dễ tiêu hóa hơn đối với những người không dung nạp đường sữa. Nó thậm chí có thể giúp giảm các triệu chứng không dung nạp đường sữa.
Protein casein cũng có thành phần khác với sữa bò bò thông thường góp phần vào các đặc tính chữa bệnh mạnh, chưa kể đến các đặc tính kháng khuẩn và kháng vi-rút hiệu quả hơn.
Nuôi lạc đà lấy sữa đang được áp dụng tại Mỹ.
Tại Mỹ, nhu cầu về sữa lạc đà ngày càng tăng lên. Mặc dù đắt đỏ nhưng sữa lạc đà có thể hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, dị ứng thức ăn, tự kỷ, viêm gan B, tăng cường miễn dịch, chống lão hoá....
Hàm lượng chất chống ôxy hóa cao trong sữa lạc đà có thể cho phép cơ thể chống lại các gốc tự do và chống lại stress ôxy hóa, nên nó có thể giúp giảm các triệu chứng ung thư.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sinh học và Công nghệ sinh học, sữa lạc đà có thể gây chết tế bào ung thư ở cả tế bào HepG2 cũng như MCF7.