Đã có một cuộc "chuyển giao quyền lực" tiếp nối nhiệm kỳ nhanh gọn và ấn tượng ở nước Nga, bảo đảm cho việc điều hành quốc gia đại sự được liên tục, tốt đẹp.
Không có khoảng trống
Ngay sau lễ nhậm chức, chiều 7/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục truyền thống của mình, ký "Sắc lệnh tháng 5" dài 19 trang, trong đó hoạch định 12 phương hướng hành động lớn với những mục tiêu cụ thể cho Chính phủ nhiệm kỳ mới.
Mặc dù theo Hiến pháp hiện hành tân Tổng thống có thời gian 2 tuần cân nhắc, đề cử Thủ tướng Chính phủ để Duma quốc gia xem xét nhưng ông Putin ngay chiều 7/5 đã giới thiệu ông Dmitry Medvedev vào chức vụ này.
Duma quốc gia (Hạ nghị viện của Quốc hội liên bang Nga) cũng không để chậm trễ, chiều 8/5 đã xem xét, chuẩn y ông Medvedev làm Thủ tướng Chính phủ Nga nhiệm kỳ 2018 – 2024 với 374 phiếu thuận trong khi chỉ cần đa số thường (226 phiếu) là được thông qua.
Đảng Cộng sản Liên bang Nga và Đảng "Nước Nga công bằng" đã không ủng hộ ông Medvedev làm Thủ tướng.
Có một sự trùng hợp rất ổn định là 6 năm trước, vào ngày 8/5/2012 ông Medvedev cũng được Duma chuẩn y giữ chức Thủ tướng.
Chủ tịch Duma, ông Vyacheslav Volodin nhận xét, các nghị sĩ "đã ghi nhận những thành tựu to lớn của Chính phủ trong việc khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế và xét đến một yếu tố quan trọng là ứng cử viên Medvedev do nhà lãnh đạo được tuyệt đại đa số công dân ủng hộ giới thiệu".
Ông Medvedev được chuẩn y giữ chức Thủ tướng Nga. Ảnh: Reuters |
Như vậy, đã không có một "khoảng trống quyền lực" nào trong việc lãnh đạo, điều hành các công việc quốc gia. Và cũng để bảo đảm cho tính khả thi của một điều khoản trong Hiến pháp Nga quy định rằng nếu Tổng thống có mệnh hệ gì không thể thực thi quyền hạn của mình thì người làm quyền Tổng thống tối đa ba tháng sẽ là Thủ tướng Chính phủ.
"Bộ đôi quyền lực"
"Bộ đôi quyền lực" Putin – Medvedev tiếp tục đứng mũi chịu sào đưa con thuyền nước Nga chuyển sang một giai đoạn mới mà trong đó, như Tổng thống Putin đã nhấn mạnh trong bài diễn văn nhậm chức của mình, "nước Nga phải hiện đại và năng động", phải "theo kịp những biến đổi trên toàn cầu và có sự phát triển đột phá".
Dmitry Medvedev đã đứng đầu Chính phủ Nga trong 6 năm qua ngay sau một nhiệm kỳ làm Tổng thống mà ông Putin giữ chức Thủ tướng (2008-2012).
Sáu năm đó là một thời kỳ đặc biệt của nước Nga, nhiều khó khăn chồng chất, như khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009, cấm vận của phương Tây dần xiết chặt kể từ năm 2014,