Thủ tướng đang yêu cầu xem xét bãi bỏ thuế GTGT trên hạt lúa, nhằm giảm hiện tượng “thuế chồng thuế” trong ngành lương thực thực phẩm
Từ trước đến nay giá trị hạt lúa của nông dân ĐBSCL sau khi được các doanh nghiệp mua về sẽ xay xát ra sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm như tấm, cám, trấu và khi các sản phẩm này bán ra mỗi loại đều chịu 5% thuế GTGT.
Giá bán lúa từ các nông dân dao động từ 5.000 – 5.100 đồng/kg, loại hạt dài xuất khẩu khoảng 5.300 – 5.400 đồng/kg. Với giá bán này chưa thể đảm bảo được 30% lợi nhuận cho người nông dân. Vậy nhưng một điều nghịch lý răng hạt lúa này lại phãi cõng tổng mức thuế lên đến 20%.
Một hạt lúa chịu 4 loại thuế GTGT |
Cụ thể, thuế GTGT bán gạo là 5%, thuế bán tấm 5%, thuế bán cám 5% và bán trấu 5%. Như vậy, một hạt lúc của người nông dân sản xuất ra phải cõng tới 4 loại thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Trao đổi trên VNEconomy các chuyên gia nói rõ : trong xay xát chế biến của ngành lương thực, gạo được cho là chính phẩm còn tấm, cám, trấu là những phụ phẩm nhưng từ trước tới nay tất cả các phụ phẩm đều phải đóng 5% thuế GTGT như nhau.
Đây chính là kiểu đánh “thuế chồng thuế”, sự bất hợp lý trong ngành lương thực, trong khi các doanh nghiệp kinh doanh bán gạo nội địa phải chịu 5% thuế GTGT thì các hộ kinh doanh cá thể không phải đóng thuế này, từ đó đã làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường nội địa.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã kiến nghị rất nhiều lần lên Chính phủ đề nghị xem xét lại việc đánh quá nhiều loại thuế trên một hạt lúa, tuy nhiên kiến nghị trên vẫn chưa được thông qua, cho dù Chính phủ đã đồng ý nhiều lần. Tuy nhiên thời gian qua do gặp phải khó khăn cho đầu ra của hạt gạo, Chính phủ đã cho miễn 5% thuế GTGT đối với gạo bán nội địa, còn phụ phẩm vẫn phải chịu thuế.
Nếu Chính phủ bỏ được hẳn thuế này thì giá thành hạt gạo Việt nam sẽ được kéo thấp xuống, giúp đẩy sức cạnh tranh của gạo nội địa, đặc biệt là trong giai đoạn dư thừa lương thực như hiện nay.
Trong những tháng đầu năm 2015, tình hình xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn, số lượng và giá trị xuất khẩu giảm đáng kể so với năm 2014. Cụ thể, xuất khẩu gạo 4 tháng, ước tính đạt 2,04 triệu tấn, kim ngạch 899 triệu USD, giảm 0,5 lần về lượng và 5% về giá trị. Đáng bận tâm, xuất khẩu sang một số thị trường chính giảm mạnh so với cùng kỳ: Philippines giảm 41%, Trung Quốc giảm 45,1% ,…
Cuối tháng 4/2015, tại cuộc họp bàn về tình hình xuất khẩu gạo gặp nhiều vấn đề khó khăn, Thủ tướng đã xem xét việc bỏ quy định áp thuế GTGT 5% đối với gạo sản xuất, tiêu dùng trong nước nhằm khuyến khích sản xuất tiêu dùng gạo trong nước.
Bên cạnh đó để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo, đẩy lượng tiêu thụ gạo trong dân lên mức tối đa. Thủ tướng Chính phủ còn yêu cầu các bộ ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp, đưa gạo phát triển thành một trong những mặt hàng tập trung xúc tiến trong thời gian tới.
Bộ công thương sẽ chủ trì, phối hợp với Hiệp hội lương thực Việt Nam và các cơ quan liên quan rà soát, phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại từng thị trường trong những tháng đầu năm 2015. Tìm hiểu rõ nguyên nhân, hạn chế, điểm yếu cần khắc phục. Đẩy mạnh phát huy vai trò mạnh mẽ của VFA, các thương nhân xuất khẩu gạo, nhất là vai trò của Vinafood1 và Vinafood 2. Song song đó phối hợp cùng Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới rà soát các lối mở biên giới có đủ điều kiện cho phép xuất khẩu gạo theo quy định.
Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT tiếp tục hoàn thiện Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam xuất khẩu, đặc biệt lưu ý những giải pháp xây dựng bộ tiêu chuẩn, chất lượng xuất khẩu gạo, quy trình sản xuất lúa đảm bảo yêu cầu chất lượng.
Hoài An (Tổng Hợp)