Tin mới

Tiết lộ hồ sơ của 63 “hổ lớn” trong chiến dịch chống tham nhũng Trung Quốc

Thứ hai, 02/03/2015, 16:27 (GMT+7)

Kể từ khi Trung Quốc đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, 43 quan chức từ cấp phó ở tỉnh hoặc ở bộ trở lên đã phải đối mặt với cuộc điều tra trong năm 2014. Đây là mức tăng mạnh so với năm 2013, trong đó có tới 16 quan chức cao cấp bị “sờ gáy”.

Kể từ khi Trung Quốc đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, 43 quan chức từ cấp phó ở tỉnh hoặc ở bộ trở lên đã phải đối mặt với cuộc điều tra trong năm 2014. Đây là mức tăng mạnh so với năm 2013, trong đó có tới 16 quan chức cao cấp bị “sờ gáy”.

 

Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt trong năm 2015 sau khi 3 quan chức cấp cao bị bắt trong tháng đầu tiên của năm.

Sau khi nắm quyền lãnh đạo ĐCS Trung Quốc tại Đại học Đảng lần thứ 18 vào tháng 11/2012, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố sẽ chống tham nhũng, nhằm vào cả những “con hổ” cấp cao và những “con ruồi” cấp thấp.

Cho đến tháng 1/2015, đã có 63 quan chức từ cấp phó ở tỉnh hoặc cấp bộ bị điều tra tham nhũng trong vòng 2 năm qua.

Tạp chí tài chính Caixin (Tài tân) đầu tháng này đã có bài viết công bố cái nhìn chi tiết về 63 “con hổ”, bao gồm tuổi tác, cấp bậc, chức vụ và những gì được mong đợi từ việc “các con hổ bị săn lùng” trong thời gian tới.

Dưới đây là tóm tắt về những “con hổ” bị bắt trong chiến dịch chống tham nhũng theo tờ Caixin.

Tuổi tác của những “con hổ”?

41 trong số 63 quan chức bị điêu tra (hơn 60% trong số đó) sinh từ năm 1950 đến 1960. 15 người trong số đó sinh sau năm 1960 và 7 người sinh trước năm 1950. 27 người trong số họ ở độ tuổi từ 58 đến 60.

Người lớn tuổi nhất là Chu Vĩnh Khang, 71 tuổi, cựu thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng. Ông này bị bắt hồi năm ngoái. Người ít tuổi nhất là Ji Wenlin, cựu Phó chủ tịch tỉnh Hải Nam. Ông sinh tháng 7/1966.

Cấp bậc của những “con hổ”?

Có 1 quan chức cấp nhà nước đó là Chu Vĩnh Khang, 3 quan chức cấp phó nhà nước là Từ Tài Hậu (nguyên Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương), Lệnh Kế Hoạch và Su Rong (cả 2 đều là nguyên Phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân – CPPCC).

7 trong số này là quan chức từ cấp tỉnh hoặc cấp bộ và 52 người ở cấp phó tại tỉnh hoặc bộ.

Chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" không có dấu hiệu chậm lại trong năm 2015

Vị trí công tác – những “con hổ” từng làm gì?

12 trong số 63 quan chức bị điều tra từng làm việc tại các tổ chức hoặc phòng ban của Ủy ban Trung ương Đảng hoặc trong chính quyền trung ương. 5 trong số họ là quan chức quân đội cấp cao, 3 trong số này là giám đốc điều hành cấp cao của các doanh nghiệp nhà nước. 43 người còn lại đến từ 23 tỉnh.

Các lãnh đạo của CPPCC ở cấp quốc gia và cấp tỉnh hầu hết đều “giữ vị trí quan trọng”. Có 2 người là phó chủ tịch của Ủy ban CPPCC quốc gia và 11ngwoiwf là chủ tịch, phó chủ tịch của Ủy ban CPPCC cấp tỉnh.

Các quan chức về hưu không còn được yên ổn, trong đó có 6 quan chức cấp cao đã nghỉ hưu bị điều tra. Trong số này có Chu Vĩnh Khang và Từ Tài Hậu.

Zhao Shaolin, cựu bí thư đảng ủy tỉnh Giang Tô đã nghỉ hưu được 8 năm cũng đã bị điều tra từ năm ngoái.

Những “con hổ” này tới từ đâu?

 

Tnhr Sơn Tây là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của chiến dịch chống tham nhũng. Có 7 trong số 63 “con hổ” đến từ khu vực này. Tứ Xuyên, Giang Tây và Giang Tô là những tỉnh tiếp theo.

Cho đến nay, chỉ có 7 khu vực có quan chức từ cấp tỉnh trở lên là thoát khỏi lăng kính của cuộc điều tra tham nhũng. Đó là 2 thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải, các tỉnh Cát Lâm, Phúc Kiến, các khu vực tự trị Tây Tạng, Tân Cương và Ninh Hạ Hồi.

Trong khu vực quân sự càng có nhiều mong đợi hơn.

Có một sự đồng thuận chung rằng không ai giới hạn được chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc. Điều này được minh họa cụ thể nhất bởi thực tế là chiến dịch đang được mở rộng sang quân đội – một khu vực từng được coi là “nhạy cảm”.

Trong một động thái hiếm hoi tháng trước, Trung Quốc đã công bố danh sách 16 quan chức quân đội cấp cao bị điều tra về cáo buộc tham nhũng trong năm 2014. Các nhà quan sát đã nhìn thấy đây là dấu hiệu cho thấy nỗ lực của chính quyền Trung Quốc để thể chế hóa chiến dịch chống tham nhũng và làm cho nó rõ ràng hơn trước công chúng.

17 sĩ quan quân đội cấp cao phải đối mặt với điều tra từ năm 2014 trong đó có một tướng (Từ Tài Hậu), 4 trung tướng và 10 thiếu tướng. Họ đảm nhận chức vụ tại khắp các phòng ban quân sự trung ương, chỉ huy quân sự địa phương, các quân chủng quân đội khác nhau và các trường quân đội.

Nhưng việc công bố tin tức về các sĩ quan quân đội là tương đối chậm hơn so với việc điều tra các quan chức không thuộc quân đội. Ví dụ, theo thông báo chính thức về cuộc điều tra Từ Tài Hậu vào tháng 6/2014 thì ông này đã bị điều tra từ 3 tháng trước tháng 3.

Bảo Linh (tin tức Sina)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news