Tin mới

Trái đất sẽ ra sao trong 10.000 năm tới?

Thứ ba, 09/02/2016, 20:42 (GMT+7)

Ảnh hưởng của việc đốt nhiên liệu hóa thạch hiện nay có thể kéo dài tới 10.000 năm tới, một nghiên cứu về hậu quả của biến đổi khí hậu đã chỉ ra.

Ảnh hưởng của việc đốt nhiên liệu hóa thạch hiện nay có thể kéo dài tới 10.000 năm tới, một nghiên cứu về hậu quả của biến đổi khí hậu đã chỉ ra.

Nếu con người không cắt giảm lượng khí thải carbon sớm thì Trái đất có thể phải nếm trải tác động thảm khốc trong hàng chục nghìn năm.

Trong sự thay đổi thất thường của phân tích biến đối khí hậu - tập trung vào tác động của hiện tượng này trong thế kỷ 21 - các nhà nghiên cứu đến từ một loạt các trường đại học Mỹ và châu Âu đã có cái nhìn xa trong nghiên cứu của mình.  Nghiên cứu này được công bố hôm 8/2 trên tạp chí Biến đổi Khí hậu Tự nhiên. Những phát hiện này cho thấy hậu quả của việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch ngày nay có thể kéo dài quá năm 2100. Nghiên cứu này cũng muốn hối thúc các nhà hoạch địch Chính sách hành động và luôn nhìn vào viễn cảnh đó.

"Phần lớn carbon mà chúng ta đang đưa vào không khí thông qua việc đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ ở lại đó hàng nghìn năm và một số còn ở đó hơn 100.000 năm", ông Peter Clark, một nhà nghiên cứu thời tiết và khí hậu tại ĐH bang Oregon, tác giả chính bài báo tuyên bố. "Mọi người cần hiểu rằng những hậu quả của việc biến đổi khí hậu đối với hành tinh này sẽ không biến mất, ít nhất là nó không mất đi trong hàng nghàn thế hệ nữa".

Khí thải carbon sẽ ảnh hưởng tới Trái đất hàng chục ngàn năm sau. Ảnh: Reuters

Hầu hết các cuộc tranh luận về chính sách biến đổi khí hậu đều dựa trên những đợt khảo sát 150 năm qua và tác động của hiện tượng nước biển dâng, trái đất ấm lên cho tới cuối thế kỷ này, các nhà nghiên cứu cho biết.

Nhưng khí hậu có một quá trình lịch sử lâu dài và tập trung vào một khoảng thời gian địa chất cụ thể tạo ra một nhân thức sai lầm là "biến đổi khí hậu do con người gây ra là vấn đề của thế kỷ 21 và những thay đổi sau năm 2100 có tầm quan trọng thứ yếu hoặc có thể được đảo ngược với sự giảm chất thải ở thời điểm đó", ông Thomas Stocker, một nhà khoa học khí hậu tại ĐH Bern, đồng tác giả bài báo nói.

Sử dụng dữ liệu mới trên 20.000 năm qua đối với những mối quan hệ giữa carbon dioxide, nhiệt độ và mực nước biển, các nhà khoa học dự báo tác động của biến đổi khí hậu trên Trái đất sẽ như thế nào trong 10.000 năm tới.

Họ đã nhìn thấy tác động của 4 cấp độ có thể gây ô nhiễm carbon - từ 1.280 đến 5.120 tỷ tấn - phát thải vào bầu khí quyền từ năm 2000 đến 2300. Từ năm 1750, con người đã thải ra khoảng 580 tỷ tấn carbon dioxide thải vào khí quyển, các nhà nghiên cứu cho biết.

Ở mỗi cấp độ, lượng khí thải carbon giảm tới 0 vào năm 2300 nhưng tác động của thiệt hại vẫn duy trì thêm 10 thiên niên kỷ nữa. Trong kịch bản phát thải cao, ví dụ như nhiệt độ toàn cầu đạt đỉnh 7 độ C vào năm 2300 nhưng sẽ giảm xuống chỉ còn 1 độ trong 10.000 năm tiếp theo. Ngay cả trong kịch bản phát thải thấp thì vẫn chứng kiến mực nước biển tăng lên 25 m, trực tiếp ảnh hưởng tới 10% dân số của hơn 120 nước, giáo sư Clark nói.

"Chúng ta không thể tiếp tục xây dựng những bờ kè cao 25m. Toàn bố dân số của các thành phố cuối cùng cũng sẽ phải di chuyển", ông nói.

Các tác giả cho biết qua thời gian, biến đổi khí haayuj có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với sự sinh tồn của loài người và đã đến lúc các nhà hoạch định chính sách nhìn thấy điều đó, đưa ra những hành động phù hợp.

"Đi những bước đi đầu tiên là quan trọng nhưng cần phải nhìn điều này như là khởi đầu cho con đường hướng tới loại bỏ hoàn toàn carbon", ông Daniel Schrag, một giáo sư địa chất học tại ĐH Harvard, người cũng tham gia nghiên cứu này tuyên bố. "Điều này có nghĩa là cần tiếp tục đầu tư đổi mới để một ngày nào đó có thể thay thế hoàn toàn cho các nhiên liệu hóa thạch. Việc giảm một phần sẽ không giải quyết được việc này".

Bảo Linh (theo csmonitor)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news