Để tìm ra một trong những từ khóa nổi bật nhất trong năm 2020, "anti fan" là ứng viên tiêu biểu nhất. Trong một năm mà loạt nghệ sĩ Việt bị tẩy chay liên tục, các hội nhóm anti fan cũng cứ thế mọc lên "như nấm sau mưa". Trào lưu này đã lan rộng đến mức những người chẳng phải "sao số" cũng bị lập group anti fan. Và đến ngay cả một nhân vật như "hacker hoàn lương" Hiếu PC cũng không phải ngoại lệ.
Trong thời gian qua, Hiếu PC liên tục xóa sổ những trang web lừa đảo, đồng thời lật mặt hàng loạt những địa chỉ, những cái tên đang có ý định lừa đảo khác. Thậm chí Hiếu còn tự lập một group có tên "Nhận thức về an ninh mạng cùng HieuPC và những người bạn" với mục đích để cảnh báo những chiêu trò lừa đảo, chiếm đoạt thông tin người dùng.
Những hành động "trượng nghĩa" của Hiếu PC được số đông trong Cộng đồng mạng ủng hộ nhiệt tình. Một số rất ít dân mạng khác rảnh rỗi lại đi lập group "Anti HiếuPC" để tẩy chay.
Có vẻ trào lưu anti fan này quá vô lý nên kể từ khi thành lập đến nay, group tẩy chay "hacker hoàn lương" còn chưa quy tụ nổi 100 thành viên. Chưa biết chừng nếu group này có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt người dùng, hacker từ Gia Lai cũng sẽ "đánh sập" và truy ra danh tính của những người cầm đầu.
Group anti fan của Hiếu PC quá "hẻo" với chưa đến 100 thành viên.
Một số dân mạng khác còn lập trang web **hieupc.com và sử dụng những lời lẽ tục tĩu để thách thức hacker đến từ Gia Lai. Ảnh: Internet
Chính bản thân hiếu đã lên tiếng về trang web đầy tính thù hằn này. Ảnh chụp màn hình
Hơn thế nữa, việc "bạ đâu cũng anti" như vậy sẽ tạo ra một trào lưu xấu trong cộng đồng mạng. Sự ghen ghét, soi mói người khác chỉ vì những hành động nhỏ nhất để đi lập group anti có lẽ là điều nên tránh. Không những vậy, các thành viên trong group này có thể phải đối mặt với trách nhiệm trước pháp luật nếu có các hành động đi quá xa như bịa đặt thông tin, bôi xấu về người khác trong group anti fan.