Tin mới

“Trung Quốc hãy dừng gây hấn tại Biển Đông”

Thứ ba, 03/06/2014, 10:04 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Những hành động sai trái của Trung Quốc tại Biển Đông đang bị cộng đồng quốc tế lên án. Trung Quốc nên nghiêm túc suy nghĩ xem phải hành xử như thế nào cho xứng với một cường quốc có trách nhiệm.

(Tinmoi.vn) Những hành động sai trái của Trung Quốc tại Biển Đông đang bị cộng đồng quốc tế lên án. Trung Quốc nên nghiêm túc suy nghĩ xem phải hành xử như thế nào cho xứng với một cường quốc có trách nhiệm.

 Mới đây, tờ The Asahi Shimbun của Nhật Bản đã có bài xã luận: “Trung Quốc hãy dừng gây hấn tại Biển Đông”. Bài viết đã vạch trần rõ âm mưu độc chiếm Biển Đông cùng thái độ hung hăng của Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng.

Đã hơn 1 tháng trôi qua kể từ khi một doanh nghiệp của Trung Quốc đưa giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tại Biển Đông.

Tổng công ty dầu khí Hải Dương (CNOOC) vẫn không có dấu hiệu cho giàn khoan ngừng hoạt động và Trung Quốc đã gửi một hạm đội tàu chính phủ rất lớn tới khu vực này để đe dọa Việt Nam.

Và theo lẽ tự nhiên, những hành động mạnh tay của Trung Quốc đang bị cộng đồng quốc tế lên án. Trung Quốc nên nghiêm túc suy nghĩ xem phải hành xử như thế nào cho xứng với một cường quốc có trách nhiệm.

Ngày 3/5, Trung Quốc thông báo việc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển ngoài khơi của Việt Nam. Kể từ đó, tàu thuyền Trung Quốc và Việt Nam luôn ở trong tình trạng đối đầu nguy hiểm tại khu vực giàn khoan, căng thẳng tiếp tục leo thang sau những va chạm đã xảy ra.

Giàn khoan Hải Dương 981 đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên của hoạt động khoan thăm dò và được di chuyển đến một địa điểm gần đó. Được biết, Hải Dương 981 sẽ tiếp tục hoạt động cho đến giữa tháng 8. Đưa giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cho tàu tấn công tàu Việt Nam nhưng Trung Quốc vẫn khăng khăng hoạt động khai thác dầu tại đây là “không có vấn đề”. Lập luận này rõ ràng không thể chấp nhận được.

Trung Quốc nên dừng các hành vi gây hấn tại Biển Đông. Minh họa ghép từ ảnh chụp màn hình

Trung Quốc nên dừng các hành vi gây hấn tại Biển Đông. Minh họa ghép từ ảnh chụp màn hình

Các tin tức về cuộc đối đầu giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam được mô tả là rất căng thẳng. Vậy bên nào khiến tình hình trở nên phức tạp hơn?

Cả 2 nước đều đưa ra thông tin khác nhau về những gì đã xảy ra trên biển. Nhưng có một điều chắc chắn là các tàu thuyền của trung quốc đông hơn và được trang bị tốt hơn so với tàu Việt Nam. Trung Quốc còn điều cả tàu chiến tới khu vực giàn khoan.

Không còn nghi ngờ gì nữa khi Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc khiến căng thẳng leo thang.

Cả Thủ tướng Shinzo Abe và Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga đều bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông ngày một xấu đi và lên ánh hành vi của Trung Quốc.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối và nói rằng những nhận xét của họ (Thủ tướng Abe và ông Suga) là không có cơ sở. "Họ muốn thừa nước đục thả câu và đạt được mục đích của riêng mình”, quan chức này nói.

Mặc dù giữa Nhật Bản và Trung Quốc có nhiều bất đồng ngoại giao nhưng vị quan chức đại diện cho chính phủ Trung Quốc đã quá nặng lời với người đứng đầu Nhật Bản. Việc chính phủ Nhật Bản, láng giềng của Trung Quốc thúc giục Bắc Kinh tránh để căng thẳng leo thang tại châu Á là lẽ thường tình.

Đáng lo ngại hơn là những nhận xét của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân về lợi ích quốc gia tại Biển Đông thời gian gần đây. Các báo dẫn lời ông Lưu: “Biển Đông là huyết mạch của Trung Quốc. Biển Đông quan trọng với Trung Quốc hơn các nước khác”.

Tất cả các quốc gia đều có quyền tự do hàng hải và an toàn hàng hải ngang nhau tại Biển Đông. Tuyên bố của Trung Quốc nhằm đòi quyền ưu tiên tại đây sẽ không bao giờ thuyết phục được các quốc gia khác.

Về việc tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, Trung Quốc đã thể hiện sự không nhất quán. Trong một số trường hợp, Bắc Kinh thể hiện lập trường rất cứng rắn nhưng có lúc lại rất hữu nghị.

Có vẻ như có một nhóm cứng rắn và một nhóm ôn hòa trong chính quyền hiện nay của ông Tập Cận Bình. Và những gì xuất hiện trước đạt được ảnh hưởng chính trị lớn hơn.

Trong một cuộc họp nhằm thảo luận về chính sách chính trị đối với các nước láng giềng vào mùa thu năm ngoái, chính phủ Trung Quốc cam kết sẽ tìm kiếm một Chính sách ngoại giao “láng giềng tốt” và hữu nghị trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi. Bắc Kinh đã đồng ý với ASEAN để cho ra đời quy tắc ứng xử cho các hoạt động trên Biển Đông.

Trung Quốc nên thực hiện các cam kết chung sống hòa bình và hãy thể hiện trong các động thái của mình. Điều đó sẽ mang lại lợi ích quốc gia cho Trung Quốc.

Trung Quốc sẽ không nhận được sự tôn trọng từ bất kỳ quốc gia nào nếu tiếp tục đi đòi chủ quyền tại vùng biển nước khác bằng thái độ áp bức.

Bảo Linh

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news