Trong một lá thư, người đứng đầu cộng đồng tình báo Mỹ đã đưa ra cái nhìn sâu sắc về những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Một lá thư không được phân loại là tài liệu mật được viết vào tháng 2/2016 của Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper gửi cho chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, thượng nghị sĩ John McCain đã đưa ra những đánh giá bao quát về các hoạt động cải tạo đất và các khả năng quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông.
Lá thư, được xuất bản lần đầu trên tờ USNI News, lưu ý rằng cho tới cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017, Trung quốc sẽ "có năng lực đáng kể để triển khai nhanh chóng sức mạnh quân sự công kích có thực tới khu vực này". Nó cũng nói rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục hoạt động xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trên các đảo mà họ chiếm đóng trái phép ở Biển Đông.
"Trung Quốc cũng đã thành lập những cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai các khả năng quân sự tại Biển Đông vượt xa yêu cầu phòng thủ cho các tiền đồn", lá thư viết. "Những khả năng này có thể bao gồm việc triển khai những chiến đấu cơ hiện đại, các tên lửa đất đối không (SAMS) và các tên lửa hành trình bảo vệ bờ biển cũng như tăng sự hiện diện của lực lượng mặt đất của Hải quân (PLAN) và tàu tuần tra cỡ lớn của Hải cảnh Trung Quốc (CCG).
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. Ảnh: CSIS |
Bức thư đánh giá rằng sân bay trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Hoàng Sa đã đi vào hoạt động và có thể chứa tất cả các loại máy bay quân sự của Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã lắp đặt hệ thống radar quân sự tại quần đảo Trường Sa mặc dù chưa có bằng chức về việc triển khai SAMS tới bất cứ tiền đồn nào của Trung Quốc tại Trường Sa. "Tuy nhiên, SAMS di động của Trung Quốc có thể đã được triển khai và không đòi hỏi những vị trí phải sửa soạn, cố định", theo lá thư.
Cộng đồng tình báo Mỹ không thể phát hiện ra những khả năng quân sự quan trọng tại quần đảo Trường Sa mặc dù Trung Quốc đã có cơ sở hạ tầng cần thiết ở đây để chứa được các loại khí tài cao cấp trong tương lai trong đó có cả những chiến đấu cơ hiện đại, ông Clapper tuyên bố.
Lá thư cũng chỉ ra tuyên bố của Bắc Kinh đó là họ không có ý định quân sự hóa Biển Đông: "Hoạt động xây dựng tiếp diễn cho thấy Bắc Kinh có thể xem việc thiết lập này là những khả năng "phòng thủ" tương tự như những gì mà các bên có yêu sách khác đã làm, không bị coi là "quân sự hóa" tranh chấp".
Về câu hỏi liệu Trung Quốc có tiếp tục theo đuổi hoạt động cải tạo đất ở Biển Đông hay Hoa Đông hay không, lá thư viết: "Trong khi chúng tôi không có bằng chứng rằng Trung Quốc có những kế hoạch cho bất cứ hoạt động cải tạo đất bổ sung đáng kể nào tại quần đảo Trường Sa thì đã có một khu vực rạn san hô đáng kể tại Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi đã bị cải tạo thêm hơn 1.000 mẫu Anh. Chúng tôi cũng đánh giá thêm rằng những đặc điểm dưới nước của 4 rạn san hô nhỏ hơn sẽ hỗ trợ cho hoạt động cải tạo đất bổ sung. Chúng tôi không đánh giá rằng Trung Quốc sẽ có những nỗ lực cải tạo đất tại Hoa Đông".
Gần đây, Trung Quốc đã đáp trả với những lời chỉ trích dữ dội sau khi Hải quân Mỹ đưa một nhóm tàu sân bay tấn công tới Biển Đông trong đầu tháng này. "Trung Quốc không thể bị liệt vào danh sách quân phiệt nhất. Danh hiệu này phù hợp với các nước khác hơn", AP dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Xem thêm video:[mecloud]KRxmAugTgF[/mecloud]
Bảo Linh (The Diplomat)