Tin mới

Trung Quốc "tấn công quyến rũ" trước thềm phán quyết của Tòa quốc tế

Thứ bảy, 09/07/2016, 14:29 (GMT+7)

Khi Tòa trọng tài Quốc tế sắp đưa ra phán quyết về yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông, các đại sứ của Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt cuộc "tấn công quyến rũ" (charm offensive) trên truyền thông nước ngoài suốt vài tháng qua.

Khi Tòa trọng tài Quốc tế sắp đưa ra phán quyết về yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông, các đại sứ của Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt cuộc "tấn công quyến rũ" (charm offensive) trên truyền thông nước ngoài suốt vài tháng qua.

 

Nhiều người dự kiến rằng phán quyết trong vụ kiện mà Philippines đệ trình sẽ chống lại Trung Quốc. Nhưng điều này không ngăn được việc các đại sứ cố thuyết phục thế giới rằng Trung Quốc nằm phía lẽ phải.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc phiên bản tiếng Anh đã đăng tải những video tiếng Anh dễ thương, thảo luận về lịch sử khu vực và có toàn bộ những phần của website dành riêng để phân tích và thảo luận về vấn đề này.

Nhưng trong vài tháng qua, các đại sứ Trung Quốc trên khắp thế giới đã nhắm vào báo chí nước ngoài, viết những bài báo để đăng trên những tờ báo quốc gia để ủng hộ cho lập trường của Trung Quốc.

Binh lính Hải quân Trung Quốc tuần tra trái phép tại quần đảo Trường Sa. Ảnh: Reuters

Vụ kiện Biển Đông

Philippines đã tìm đến Tòa trọng tài Thường trực tại The Hague để đòi một phán quyết về phạm vi lãnh hải mà có thể được khẳng định trên cơ sở sở hữu nhiều bờ biển, đảo và đá.

Không nhiều người nghĩ rằng phán quyết sẽ có lợi cho Trung Quốc, thậm chí, nó còn có thể làm vô hiệu yêu sách rộng nhất mà Bắc Kinh đưa ra - "đường 9 đoạn" - đã bao gồm tới 90% vùng biển tranh chấp.

Trung Quốc cho biết họ sẽ không tham gia vào vụ kiện và cũng không chấp nhận thẩm quyền của phán quyết này.

Các bài báo không đồng nhất mặc dù, công bằng mà nói, chúng tương tự như nhau. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên thi tất cả chúng đều tuân thủ triệt để quan điểm của chính phủ Trung Quốc về vụ tranh chấp.

Có lẽ chẳng có gì phải sốc khi các đại sứ Trung Quốc tại các nước như Mỹ, Australia đang cật lực lấy lòng người dân nước bản địa. Họ đã từng làm thế trước đây và càng hợp lý khi họ lại làm vậy vì phán quyết ngày 12/7 sắp tới.

Nhưng bạn phải tự hỏi là có điều gì ảnh hưởng tới những nước nhỏ như Cyprus, ở cách Biển Đông tới hàng ngàn dặm.

Một bài báo do đại sứ Trung Quốc tại Cyprus viết, đăng tải trên tờ Cyprus Mail. Ảnh: BBC

Vậy thì vấn đề chính ở đây là gì? Rốt cuộc, công việc của một đại sứ là thúc đẩy lợi ích quốc gia tại nước ngoài.

"Trong quá khứ, đã có những vụ thúc đẩy trên truyền thông như thế này, nhưng thường chỉ là đi kèm với các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc tới những nước cụ thể. Rất hiếm khi thấy cách cách tiếp cận toàn cầu kiểu này", Giáo sư Kerry Brown, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại ĐH King London cho biết.

"Gần như chắc chắn có một sự thuc đẩy có dự tính từ trung tâm tới cho các đại sứ và những người đại diện viết ra điều này, chủ động gửi đi những thông điệp như thế này".

BBC đã liên lạc với một vài đại sứ Trung Quốc để hỏi xem liệu các bài báo này có phải được ủy nhiệm từ trung ương hay không. Song họ không nhận được hồi đáp.

Một bài báo do đại sứ Trung Quốc tại Macedonia viết, xuất hiện trên nhật báo Dnevnik. Ảnh: BBC

Được rập khuôn?

Nhiều bài báo bắt đầu bằng lời nhận xét chung chung như thế này: "Vấn đề Biển Đông là một chủ đề nóng ngày nay trên truyền thông quốc tế" (viết trên tờ Fiji Sun) hoặc như thế này: "Trong thời gian gần đây, vấn đề Biển Đông đã thu hút được sự chú ý của truyền thông quốc tế" (viết trên tờ Cyprus Mail).

Sau đó, họ đưa ra những luận điểm sau đây:

- Có thông tin sai lạc / hoặc hiểu nhầm quanh các tuyên bố của Trung Quốc.

- Quần đảo Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Nam Sa) là của Trung Quốc từ thời cổ đại.

- Quá trình kiện lên tòa trọng tài chỉ do Philippines đơn phương bắt đầu.

- Các cuộc đàm phán song phương, địa phương là con đường phía trước.

- Chủ quyền lãnh thổ không nằm trong phạm vi của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Một số bài viết theo dạng tiểu luận, một số được chia thành những luận điểm.

Chúng gây cảm giác rập khuôn nhưng tất cả đều theo sát sự hùng biện của chính phủ về vấn đề nhạy cảm này.

Có những sự biến đổi theo vùng biển. Đại sứ Trung Quốc tại Anh, Liu Xiaoming cho đến nay đã thẳng thắn khi cảnh báo rằng "Đừng đùa với lửa tại Biển Đông". Trong khi đó, bài báo đăng trên tờ Malaysia Star lại kêu gọi cách tiếp cận Malaysia với Biển Đông trong vai trò một bên tranh chấp. Malaysia cũng từng có yêu sách với các đảo tại khu vực này nhưng ít om sòm hơn so với Philippines.

Một bài báo do đại sứ Trung Quốc tại Lesotho viết đăng trên tờ Public Eye of Lesotho. Ảnh: BBC

Các bài báo này phù hợp với một mô hình lớn hơn của Trung Quốc, muốn chứng minh rằng dư luận quốc tế đứng về phía họ, hoặc ít nhất là một vài trong số này.

Trung Quốc cho thấy họ không kén chọn đối tượng để ve vãn, thu hút sự ủng hộ trong tranh chấp Biển Đông - chính phủ nước này tuyên bố có hơn 40 nước ủng hộ họ.

Danh sách này có cả những nước "xa tít mù khơi" như Sierra Leone và Slovenia.

"Những bài báo này trước hết cho thấy Trung Quốc lo lắng thế nào về tác động của phán quyết khi được đưa ra và cũng cho thấy họ đã chủ động nỗ lực hơn ra sao trong việc sử dụng báo chí và truyền thông phương tây để truyền đi thông điệp của mình", ông Kerry Brown nói.

Ông cũng cho rằng thế giới sẽ còn chứng kiến điều này nhiều hơn nữa.

Bảo Linh (BBC)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news