Tin mới

Trung Quốc và thảm họa an ninh tự tạo ở Châu Á

Thứ năm, 19/06/2014, 14:43 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Những hành vi gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông đang tạo ra 5 phản ứng tại khu vực. Vậy việc mà Bắc Kinh đang làm là khôn ngoan hay gây họa?

(Tinmoi.vn) Những hành vi gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông đang tạo ra 5 phản ứng tại khu vực. Vậy việc mà Bắc Kinh đang làm là khôn ngoan hay gây họa?

 Một câu hỏi đơn giản về những gì mà Trung Quốc thường làm với các nước láng giềng: Việc mà Bắc Kinh đang làm khôn ngoan ở chỗ nào?

Câu hỏi đã được đưa ra tại hàng chục cuộc thảo luận tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore và Hội nghị bàn tròn Châu Á-Thái Bình Dương ở Kuala Lumpur. Câu đố về hành vi của Trung Quốc cũng từng được đưa ra trong bài phát biểu “Chúng tôi đã trở lại trong vấn đề an ninh châu Á” của ông Shinzo Abe, các học thuyết an ninh khác nhau của Trung Quốc và Mỹ, suy nghĩ của Bộ trưởng Quốc phòng Úc về những ẩn họa tiềm tàng tại châu Á, sự mất niềm tin tại khu vực và tác động của tất cả những điều này lên hệ thống an ninh châu Á mới ra đời đều phục vụ cho Trung Quốc.

Trung Quốc đang tự tạo ra những thảm họa an ninh tại Châu Á

Trung Quốc đang tự tạo ra những thảm họa an ninh tại Châu Á

Hãy cùng xem 5 phản ứng trước những hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông:

1. Nhật Bản đang khẳng định vai trò an ninh lớn hơn tại châu Á theo cách chúng ta chưa từng thấy trong vòng 70 năm qua và điều này rất được Úc cũng như các nước Đông Nam Á hoan nghênh. Chỉ trong ít tuần nữa, ông Shinzo Abe sẽ đến làm việc với Quốc hội Úc cũng giống như những gì mà Tổng thống Obama đã làm vào tháng 11/2011.

Đó là bài phát biểu xoay trục của ông Obama, thông báo việc ông sẽ “tạo ra cách giải quyết có chiến lược và cẩn thận – như một quốc gia tại châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ sẽ đóng vai trò lớn hơn và lâu dài trong việc định hình khu vực và tương lai của nơi đây bằng cách duy trì các nguyên tắc cốt lõi, hợp tác chặt chẽ với các nước đồng minh và bạn bè”. Ông Abe cũng sẽ làm tương tự - lấy Quốc hội Úc làm sân khấu – để thực hiện quyết định chiến lược của riêng mình.

2. Tổng thống Mỹ đã đến Nhật Bản vào tháng Tư và tuyên bố rằng hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật sẽ yểm trở cả quần đảo Senkaku. Trung Quốc đã bị đẩy vào tình thế khó khăn khi có tranh chấp tại quần đảo này. Lời hứa của ông Obama nghĩa là Mỹ sẵn sàng động binh để bảo vệ các hoàn đảo của Nhật Bản.

3. Malaysia và Việt Nam đang làm điều mà đúng như lý thuyết họ nên làm, chắc chắn, 2 nước này sẽ phải tạo ra một thế cân bằng mới để chống lại Trung Quốc bằng cách xích gần lại Mỹ. Washington đang có “quan hệ đối tác toàn diện” với Việt Nam và Malaysia.

4. Liên minh Mỹ-Philippines cũng sẽ nhân dịp này làm mới lại mối quan hệ và Manila cũng từ đó mà tái cân bằng.

5. Đối với châu Á, việc tái cân bằng với Mỹ là trọng tâm và quan trọng. Không cần giải thích tại sao điều này là cần thiết và tại sao lại phải làm như vậy mà chỉ có câu hỏi về mức độ của các cam kết đến từ Mỹ. Có một thực tế khá nghiệt ngã là hiện giờ, toàn bộ kế hoạch của quân đội Mỹ đều coi Trung Quốc là đối thủ mặc định. Và châu Á đang gấp rút tham gia vào hệ thống liên minh trung tâm và nan hoa của Mỹ. 

Tạo ra những hệ quả như vậy, cách làm của Trung Quốc có không ngoan không? Theo quan sát của một nhà chiến lược Canada đã quan sát Châu Á trong nhiều thập kỷ: “Kiến trúc sư chính tạo nên sự thành công của chiến lược tái cân bằng của Mỹ chính là Bắc Kinh”.

Khi nói chuyện với các quan chức, cán bộ, và chiến lược gia của Trung Quốc, họ đều có một điều chuẩn mực là coi Trung Quốc là nạn nhân. Trung Quốc không chủ động mà bị buộc phải hành động. Trung Quốc chỉ phản kháng lại sự khiêu khích của các quốc gia khác. Trung Quốc bị xô đẩy và buộc phải đẩy lại đối phương. Tuy nhiên, thật kỳ lạ khi Trung Quốc – nền kinh tế đứng thứ hai thế giới và cường quốc ưu việt tại châu Á lại có cách biện minh như vậy. Trung Quốc đang cố giành được những đặc quyền với sức mạnh của một siêu cường và châm ngòi cho ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc của riêng mình nhưng lại dùng giọng điệu của một đứa trẻ bị bắt nạt.

Ông Rodolfo Severino, nhà cựu ngoại giao Philippines và Tổng thư ký ASEAN, hiện đang đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu ASEAN (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore) đã mô tả những hành vi của Trung Quốc: “Mặc dù nước Mỹ bí mật được chào đón ở đây, không ai công khai nói ra vì điều đó không hợp thời nhưng tôi nghĩ những gì Trung Quốc đang làm là sai lầm. Họ nghĩ Philippines và Việt Nam phải quỵ lụy Mỹ còn Trung Quốc thì không cần. Với những gì mà họ đang làm, họ đã đưa ra lý do để Mỹ trở lại. Vì vậy, tôi nghĩ đó là một sai lầm, nhưng chúng ta cũng không nên cho rằng Trung Quốc không có những bộ óc tốt nhất. Mặc dù họ rất thông minh nhưng đôi khi họ không suy nghĩ thấu đáo”.

Bảo Linh (Theo tin tức từ The National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news