(Tinmoi.vn) Việc tham gia bảo vệ khái niệm về tự do hàng hải là lợi ích của châu Âu.
Châu Âu cần phải lưu ý đến thách thức mà Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đặt ra cho Mỹ tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đầu tháng 8 này. Trong bài phát biểu với báo giới, ông Vương Nghị đã thách thức sự ủng hộ tự do hàng hải của Washington khi tuyên bố rằng “tình hình Biển Đông hiện tại nói chung là ổn định và tự do hàng hải tại đây không có bất cứ vấn đề gì”. Bản chất quanh co của vấn đề ngày một tăng lên, cho thấy Mỹ cần sự hỗ trợ của bên thứ 3 như châu Âu để phá vỡ bế tắc và củng cố nguyên tắc đang mang lại sự thịnh vượng và an ninh cho châu Âu.
Những gì không rõ ràng trong bài phát biểu của ông Vương đó là việc Mỹ và Trung Quốc tranh cãi về các tàu quân sự chứ không phải tàu thuyền thương mại. Theo giải thích của Bắc Kinh về Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS), các hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của một quốc gia – trải rộng trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển ra đến vùng biển của quốc gia đó – bị cấm. Washington lập luận rằng đây là cách hiểu luật lệch lạc và quan điểm này được phần lớn các quốc gia trên thế giới ủng hộ. Chỉ có khoảng 2 chục quốc gia công khai đồng ý với cách giải thích của Trung Quốc.
Trung Quốc và Mỹ có nhiều tranh chấp khác nhau trên Biển Đông nhưng không làm phát sinh nhiều ân oán bằng những câu hỏi về các hoạt động quân sự trong vùng EEZ. Tranh chấp này là nguồn gốc của hầu hết các điểm nóng Mỹ-Trung trong khu vực, kể cả việc Trung Quốc quấy rối tàu giám sát USS Impeccable năm 2009 và cuộc va chạm gần như đã xảy ra giữa một tàu Trung Quốc với tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Cowpens đầu năm nay. Theo sau tuyên bố vùng Nhận dạng phòng không của Trung Quốc tại biển Hoa Đông năm 2013, có vẻ như Bắc Kinh cũng đang tìm cách kiểm soát chủ quyền trên không và theo hành vi cưỡng chế và quấy rối của Trung Quốc từng có trong lịch sử thì việc đụng độ trên không với Mỹ có thể là khả năng không tránh khỏi trong tương lai.
Tuy nhiên, trong khi Mỹ bảo vệ quyền được tiến hành các hoạt động quân sự trong những cuộc khủng hoảng gần đây, Washington đang ngần ngại trước việc đề cập tới vấn đề này thường xuyên, ưu tiên sử dụng khái niệm mơ hồ “tự do hàng hải”. Điều này có thể do các nước trong khu vực ủng hộ lập trường của Mỹ thiếu rõ ràng. Các nước như Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản đều hạn chế các tàu quân sự nước ngoài hoạt động trong vùng EEZ của mình. Trong khi các nước này đều rất ủng hộ UNCLOS và hoài nghi về tính hợp pháp của những tuyên bố chủ quyền hàng hải của Trung Quốc. Dĩ nhiên, điều này sẽ làm tăng thêm hiệu lực cho những bình luận gần đây của Vương Nghị: họ cho rằng Mỹ là người đứng ngoài khu vực với một Chính sách không được các nước khác công nhận.
Một số quốc gia tin rằng hoạt động quân sự tự do trong vùng biển ven bờ có thể “mời gọi” “ngoại giao bằng pháo hạm” hoặc đe dọa đến chủ quyền tài nguyên của nước mình. Các nước khác, như Nhật Bản đang trực tiếp ngăn ngừa rủi ro bằng việc chống lại Trung Quốc. Trong bối cảnh nghi ngờ về khả năng duy trì các nguyên tắc tự do hàng hải của Washington, Tokyo tin rằng việc cấm các hoạt động quân sự trong vùng EEZ, một ngày nào đó có thể có ích cho việc ngăn chặn các hoạt động xâm nhập vào bờ biển Nhật Bản.
Châu Âu cần vào cuộc để các quốc gia như Mỹ và Trung Quốc nhìn nhận lại vai trò của mình trong việc bảo vệ "tự do hàng hải"
Các nguyên tắc
Những nguyên tắc trong tranh chấp này rất rõ ràng. Đầu tiên, trong khi tự do hàng hải quân sự trong vùng EEZ chắc chắn sẽ góp phần vào quyền uy toàn cầu của hải quân Mỹ và đảm bảo cho an ninh giao thương từ các quốc gia lớn với những quốc gia nhỏ hơn và củng cố sự ổn định của tuyến đường biển thế giới vốn tồn tại nhiều thế kỷ qua. Thời kỳ hoạt động của cướp biển, sự chuyên quyền trong hệ thống thuế và độc quyền thương mại sẽ kéo dài hơn – một phần vì lực lượng hải quân trên thế giới tự do tiến hành các hoạt động của cảnh cảnh sát.
Thứ hai, luật pháp có thể đạt được hiệu quả nhưng nó cần phải rõ ràng. “Tự do hàng hải” rất rõ ràng và dễ hiểu. “Tự do hàng hải trong một số trường hợp” khó giải quyết hơn.
Thứ ba, tự do trên biển rất quan trọng trong việc đạt được sự ổn định giữa các nước lớn. Trong suốt chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã tiến hành các hoạt động giám sát hàng hải trong vùng EEZ của nhau trong khi điều này hoàn toàn không được chào đón nhưng họ đã chấp nhận nó như một phần của hệ thống mở toàn cầu. Thái độ này giải thích tại sao Mỹ chấp nhận để một tàu gián điệp của Trung Quốc xuất hiện trong cuộc tập tập trận RIMPAC tại Hawaii vào tháng trước và tại sao Washinton lại thất vọng vì Bắc Kinh không trở lại một cách lịch sự.
Châu Âu nên làm gì?
Là nền kinh tế lớn nhất thế giới, Châu Âu cũng được hưởng lợi từ tự do hàng hải nhiều như Mỹ và điều này nằm trong lợi ích bảo vệ tự do hàng hải của châu Âu.
Tầm nhìn châu Âu về an ninh hàng hải, trong đó các quốc gia có thể thống trị biển giống như cách họ làm với đất liền không chỉ kết thúc việc gián đoạn giao thông trên biển mà còn làm mở rộng việc tranh chấp lãnh thổ trên biển – nơi mà các nước mạnh đang áp đặt tầm ảnh hưởng của mình lên lợi ích của các nước yếu.
Mỹ có thể đạt được bất kỳ mục tiêu an ninh nào tại khu vực Đông Á thông qua các cam kết về thiết bị quân sự, nỗ lực ngoại giao và các nguồn lực kinh tế. Tuy nhiên, Washington không thể một mình hình thành các tiêu chuẩn toàn cầu. Tự do hàng hải là một tiêu chuẩn hình thành dựa trên sự công nhận của quốc tế, không phụ thuộc vào 1 quốc gia. Nếu được duy trì liên tục, tự do hàng hải phải nhận được sự hỗ trợ tương ứng. Và vai trò này thuộc về các đối tác như châu Âu.
Châu Âu có thể hỗ trợ trong một số lĩnh vực.
Đầu tiên, châu Âu có thể mời các cường quốc mới nổi như Ấn Độ và Trung Quốc giữ vai trò lớn hơn trong việc đảm bảo an ninh của biển chung. Điều này nghĩa là tiếp tục tiến hành các hoạt động như cứu trợ thiên tai, sơ tán dân…
Thứ hai, là một bên độc lập, khách quan, Mỹ và Châu Âu nên tìm cách lôi kéo Trung Quốc tham gia vào các cuộc thảo luận về hệ thống biển khép kín. Trong lịch sử, Trung Quốc không muốn cách tiếp cận này, nhưng hiện tại, rất có thể Trung Quốc sẽ làm vì lợi ích của mình. Một quan chức Trung Quốc đã nhấn mạnh tại Đối thoại Shangri La 2014: “Tự do hàng hải rất quan trọng đối với Trung Quốc… Chúng tôi phụ thuộc rất nhiều vào nó”.
Thứ ba, quan trọng nhất, Châu Âu cần phải hỗ trợ tự do cho các hoạt động quân sự tại vùng EEZ. Điều này sẽ khuyến khích Washington nêu bật được vị trí của mình, buộc Bắc Kinh làm điều tương tự và trấn an các nước khác trong khu vực. Châu Âu đang đã quen với việc cảm thấy bất lực trước Đông Á, nhưng câu hỏi về vai trò của họ tại đây vẫn tồn tại.
Bảo Linh (Theo tin tức The Interest National)