Tin mới

Tưởng Giới Thạch và lời mời Mao Trạch Đông đến thăm Đài Loan lúc cuối đời P3

Thứ sáu, 04/12/2015, 09:07 (GMT+7)

Không lâu, Tào Tụ Nhân đã viết thư cho Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, trong thư có chuyển lời ơn và nói lại về thái độ của Tưởng Giới Thạch. Mao Trạch Đông vô cùng phóng khoáng và nói, nếu có thể thực hiện thành công lần hợp tác thứ ba với Quốc dân Đảng, Lư Sơn sẽ trở thành nơi dưỡng lão của Tưởng Giới Thạch sau khi trở về đại lục.

Không lâu, Tào Tụ Nhân đã viết thư cho Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, trong thư có chuyển lời ơn và nói lại về thái độ của Tưởng Giới Thạch. Mao Trạch Đông vô cùng phóng khoáng và nói, nếu có thể thực hiện thành công lần hợp tác thứ ba với Quốc dân Đảng, Lư Sơn sẽ trở thành nơi dưỡng lão của Tưởng Giới Thạch sau khi trở về đại lục. 

Sáu điều kiện mà hai cha con Tưởng Giới Thạch muốn 

Một: Tưởng Giới Thạch và các lãnh đạo sau khi về đại lục có thể định cư tại bất cứ tỉnh nào ngoại trừ Triết Giang, vẫn đảm nhận chức vụ tổng tài của Quốc dân Đảng. Phía Bắc Kinh đề nghị sẽ lấy Lư Sơn-Giang Tây làm nơi ở và nơi làm việc của Tưởng Giới Thạch.

Hai: Tưởng Kinh Quốc sẽ được nhận chức tỉnh trưởng tỉnh Đài Loan. Ngoài vấn đề về ngoại giao và quân sự, mọi vấn đề khác sẽ do chính phủ tỉnh Đài Loan quản lý và quyết định.

Ba: Đài Loan không được nhận bất cứ khoản viện trợ chính trị và quân sự nào. Nếu tình hình tài chính gặp khó khăn, phía Bắc Kinh sẽ cung cấp viện trợ bằng với viện trọ phía Mỹ đưa ra.

Bốn: Hải quân và không quân Đài Loan sẽ chịu sự giám sát và quản lý của phía Trung Quốc đại lục. Lục quân Đài Loan sẽ chia thành 4 sư đoàn, trong đó có một sư đoàn đóng tại khu vực Kim Môn-Hạ Môn, ba sư đoàn còn lại được đóng tại Đài Loan.

Năm: Hạ Môn và Kim Môn sẽ hợp nhất thành một thành phố tự do, trở thành khu vực giao thoa giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Tỉnh trưởng của khu vực này sẽ do sư đoàn trưởng sư đoàn đóng tại đây kiêm nhiệm. Sư đoàn trưởng sẽ được xác nhận sau khi phía Đài Loan xin Bắc Kinh công nhận, với tư cách là trung tướng lục quân Đài Loan.

Sáu: Mọi ưu đãi giành cho phía Đài Loan sẽ được áp dụng như cũ, chất lượng cuộc sống của nhân dân được đảm bảo sẽ tiếp tục nâng cao.

Những điều kiện này trên thực tế được hình thành sau nhiều lần Tưởng Giới Thạch suy nghĩ về các cuộc trao đổi giữa Mao Trạch Đông và Tào Tụ Nhân. Có thể nói, những điều kiện này đều có lợi cho cả hai bên. Đặc biệt là hai bên đã có thể đạt được nhận thức chung trên vấn đề quân sự, quả thực không dễ dàng.

Đáng tiếc là không lâu sau đó, Trung Quốc đại lục xảy ra “Đại cách mạng văn hóa”. Một số thành phần của Quốc dân Đảng và nhân sĩ dân chủ cũng chịu những ảnh hưởng không nhỏ. Sau khi biết về tình hình này, Tưởng Giới Thạch lại có những hoài nghi về Chính sách của Đảng Cộng sản, một lần nữa cắt đứt liên lạc với phía Đảng Cộng sản.

Mao Trạch Đông đồng ý để Tưởng Giới Thạch về Lư Sơn dưỡng già

Trong “cương lĩnh bốn mục”, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai hoàn toàn không nhắc đến vấn đề để Tưởng Giới Thạch về Lư Sơn dưỡng già. Nhưng trong sau điều kiện của cha con Tưởng Giới Thạch lại đặc biệt nhắc dến việc này. Lý do sau chuyện này là gì?

Mao Trạch Đông (trái) gặp Tưởng Giới Thạch tại Trùng Khánh, Trung Quốc năm 1945. Nguồn: Duowei

Thật ra, Tưởng Giới Thạch có một tình cảm vô cùng đặc biệt với Lư Sơn. Ông yêu phong cảnh hữu tình và khí hậu mát mẻ nơi này. Khi còn ở đại lục, ông đã có khoảng 13 năm sống tại đây. Trong thời gian đầu những năm 30, ông đã từng lấy đây làm nơi luyện tập binh lính. Sau đó, Tưởng Giới Thạch thường xuyên làm việc và gặp gỡ rất nhiều cách chính khách nước ngoài tại đây. Nơi đây cũng đã từng được tổ chức rất nhiều các hội nghị quan trọng của Quốc dân Đảng. Năm 1933, Tưởng Giới Thạch đã bỏ tiền ra mua biệt thự của LordSee.O.Reynolds người Anh và tiến hành cải tạo, xây dựng thêm một dãy nhà liền kề bên cạnh biệt thự. Sau khi mua nhà tại đây, đa số thời gian hàng năm của ông đều trôi qua tại Lư Sơn. Tháng 8/1948, Tưởng Giới Thạch đã cho khắc trên một tảng đá vô cùng lớn hai chữ “Mỹ Lư”. Sau khi Tưởng Giới Thạch trốn sang Đài Loan, toàn bộ kiến trúc trên Lư Sơn, bao gồm Lư Sơn  thuộc quyền quản ý của nhà nước. Nơi này được cải tạo lại thành nơi tiếp đón của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau này, nhiều hội nghị quan trọng đã được tổ chức tại đây.

Tháng 10/1956, Mao Trạch Đông có nói với Tào Tụ Nhân rằng: Tôi biết Tưởng Giới Thạch rất nhớ quê hương và ngôi nhà của ông ấy ở Lư Sơn. Ông có thể đi và thăm quan một chút những nơi ấy. Vì vậy, Tào Tụ Nhân đã đi thăm Lư Sơn vào tháng 10 năm đó và cũng ở lại Lư Sơn trong một tuần, chụp lại ảnh cùng với “Mỹ Lư”. Ông vô cùng hài lòng với cách quản lý “Mỹ Lư”. Sau đó, Tào Tụ Nhân cũng đến thăm quê hương Phụng Hóa của Tưởng Giới Thạch, được thấy sự bảo vệ cẩn thận các phần mộ của tổ tiên Tưởng Giới Thạch. Sau khi trở về Hongkong, Tào Tụ Nhân đã gửi cho Tưởng Giới Thạch một bức thư dài, nói về tình hình du lịch của Lư Sơn, Phụng Hoàng, Tiêu Sơn, Ninh Ba, Hàng Châu. Đồng thời cũng gửi thêm vài bức ảnh, trong đó có ba bức về “Mỹ Lư”.

Trong thư, Tào Tụ Nhân có giới thiệu lại tình hình bảo vệ “Mỹ Lư”. Ông nói: những đồ vật quí giá trong nhà không thiếu thứ nào, đều được đặt ở vị trí cũ. Cây đàn dương cầm mà Tống Mỹ Linh từng chơi cũng được đặt ở vị trí ban đầu. Những bộ đồ ăn bằng bạc trong bếp cũng được bảo vệ, cất giữ cẩn thận. Chiếc kiệu mà Tưởng Giới Thạch từng dùng cũng được đặt tại vị trí cũ. Đương nhiên, ông cũng nói trong thư, căn biệt thự ở Lư Sơn hiện thuộc quyền quản lý của Cục quản lí trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tào Tụ Nhân lo lắng Tưởng Giới Thạch sẽ không vui về việc này, nên đã nói trong thư rằng: theo ý kiến cá nhân của Tào Tụ Nhân tôi cho rằng, thắng cảnh đẹp như Lư Sơn được mọi người cùng nhau hưởng thu, đây ắt hẳn cũng là ý trời. Chắc ông (chỉ Tưởng Giới Thạch) sẽ không vì vậy mà để ý phải không?"

Tào Tụ Nhân còn nói: “Năm kia, khi Tống Khánh Linh có lên núi, đã từng ở tại biệt thư Mỹ Lư. Những việc này đều thể hiện thành ý của phía Đảng Cộng sản, muốn Tưởng Giới Thạch quay trở về đại lục dưỡng già. Khi đó, biệt thự vốn có của Tưởng Giới Thạch sẽ được chuẩn bị để ông quay về ở. Ý này của phía đại lục tôi không thể không nói cho ông biết được.”

Tào Tụ Nhân còn nói: nếu có thể thực hiện được lần hợp tác thứ ba với Đảng Cộng sản, chắc chắn nơi ở khi Tưởng Giới Thạch về đại lục chính là Lư Sơn.”Khi tình hình còn chưa ổn định, ở Lư Sơn chắc chắn tốt hơn lưu lại Phụng Hóa, ông hãy suy nghĩ cẩn thận”.

Tào Tụ Nhân nói đây không chỉ là ý kiến cá nhân của ông, mà còn là ý kiến của các lãnh đạo cấp cao phía Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thật không ngờ là, sau khi đọc xong bức thư này, không những không ghi hận việc Lư Sơn thuộc quyền sơ hữu của Cục quản lý Trung ương Đảng, Tưởng Giới Thạch còn vô cùng vui mừng vì quê hương ông và Lư Sơn được bảo vệ cẩn thận. Tưởng Giới Thạch ngắm thật kỹ ba bức ảnh và cảm thấy vô cùng sung sướng. Ông đề nghị Tào Tụ Nhân gửi lời cảm ơn của ông tới Mao Trạch Đông.

Không lâu, Tào Tụ Nhân đã viết thư cho Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, trong thư có chuyển lời ơn và nói lại về thái độ của Tưởng Giới Thạch. Mao Trạch Đông vô cùng phóng khoáng và nói, nếu có thể thực hiện thành công lần hợp tác thứ ba với Quốc dân Đảng, Lư Sơn sẽ trở thành nơi dưỡng lão của Tưởng Giới Thạch sau khi trở về đại lục. Mao Trạch Đông luôn ghi nhớ lời hứa này trong lòng. Năm 1959, khi lên Lư Sơn, Mao Trạch Đông phát hiện một số công nhân vệ sinh đang tìm cách phá hai chữ “Mỹ Lư” trên phiến đá của Tưởng Giới Thạch. Ông đã lập tức chạy tới yêu cầu các công nhân này ngừng lại, nhờ đó đã bảo vệ được hai chữ yêu thích của Tưởng Giới Thạch.

Nghiêm Thu (Duowei)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news