Tin mới

Tương lai nào đang chờ Syria?

Thứ hai, 29/02/2016, 17:51 (GMT+7)

Ở thời điểm này, con lắc chính trị và quân sự tại Syria đang dao động. Nó có thể xoay quanh 2 cách: hoặc là thành lập liên bang, hoặc là phân chia đất nước.

Ở thời điểm này, con lắc chính trị và quân sự tại Syria đang dao động. Nó có thể xoay quanh 2 cách: hoặc là thành lập liên bang, hoặc là phân chia đất nước.

Tương lai nào đang chờ Syria ở phía trước. Ảnh: Reuters

Từ ngày 26/2, từ khắp các thôn làng đến thành thị ở Damascus, Homs, Hama, Aleppo và các thành phố khác của Syria đều tập trung vào những tin đồn mới liên quan tới bước tiếp theo trong việc giải quyết cuộc nội chiến kéo dài hơn 4 năm nay tại nước này.

Có khả năng nước này sẽ bị chia thành nhiều phần theo dòng tộc, giáo phái nhưng vẫn chung hệ thống liên bang của chính phủ và tạo ra 3 khu tự trị nằm trong Syria thống nhất.

Làm thế nào để Syria vẫn gắn bó

Khi tin tức về thỏa thuận Nga - Mỹ về một lệnh ngừng bắn lan truyền, Hãng thông tấn Hawar - cơ quan truyền thông chính của người Kurd Syria - đã có cuộc phỏng vấn với ông Ilham Ahmed.

Ông Ahmed là thành viên của Hội đồng Hành pháp của Phong trào Dân chủ (TEV-DEM) tại Kurdistan, Syria. Tổ chức này còn hoạt động bên ngoài Rojava, một khu tự trị tại miền bắc Syria.

Tiết lộ chính đã thừa nhận rằng các bên liên quan đều hiểu việc phân vùng Syria nhưng không chia cắt đất nước là giải pháp hợp lý duy nhất. Đây có thể là một lộ trình.

Theo ông Ahmed, Syria về cơ bản sẽ gồm 3 phần. Khu vực phía bắc thuộc về người Kurd, phía nam có thủ đô Damascus là nơi ở của người Alawites, Druze, người Kito và những người khác, trung tâm đất nước được phân bổ cho người Sunni. Tất cả sẽ có 3 nghị viện riêng của họ.

[mecloud]siE5HAolZu[/mecloud]

Lịch sử chia tách của Syria

Xem xét khả năng điều chỉnh lại liên bang của Syria như một lựa chọn đúng đắn cho "sự phân chia đất nước thành nhiều vùng thù địch lẫn nhau", ông Grigory Kosach, một chuyên gia về chính trị của thế giới Ả Rập, giáo sư tại ĐH Nhân văn Quốc gia Nga đã đưa ra nhận xét này với tờ RBTH, gọi đó là những tiền lệ lịch sử.

"Về lý thuyết, việc lập liên bang tại Syria là khả thi. Đất nước này được hình thành chắp vá từ những ngày đầu. Đó là một tiền lệ. Pháp, được Hội quốc liên (tiền thân của LHQ) ủy nhiệm cai trị Syria - vùng lãnh thổ chia theo khu vực và dân tộc.

Trên đây, ông Kosach đề cập đến tình hình đất nước vào năm 1920 khi mà Pháp theo đuổi một chương trình nghị sự tư lợi và lo sợ sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Ả Rập, đã áp dụng "sự phân mảnh chính trị" bằng cách tạo ra những tiền thân của nhà nước riêng biệt tại Syria. Ngoài ra, tại các bang Aleppo và Damascus, người Druze được phép có đơn vị chính trị dưới sự bảo trợ của Pháp. Theo Pháp, những người Alawite được hưởng một chế độ hành chính đặc biệt tại huyện miền núi sau Latakia.

"Đó là chuyện của 2 thành phố, hay đúng hơn đó là sự tranh giành quyền uy giữa Aleppo và Damascus. Cả 2 đều tuyên bố mình có quyền trở thành thủ đô của một Syria hợp nhất. Trên thực tế, các tầng lớp chính trị và doanh nhân của 2 thành phố đều tìm kiếm những đối tác nước ngoài và khách hàng quen khác nhau. Damascus tập trung vào Lebanon và các nước Ả Rập ở phía nam trong khi Aleppo lại tìm kiếm lợi ích từ đảng Kemalist của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong những trường hợp nhất định, họ có thể tan rã".

Ngày nay, các nguyên tắc cơ bản đã thay đổi đáng kể. Ở thời điểm này, người Kurd tại Syria có vẻ chấp nhận khái niệm về quyền tự chủ ở Syria. Tổng thống Bashar al-Assad hay người kế nhiệm ông ấy liệu có hài lòng với sự sắp xếp này? Điều này sẽ không kích động Thổ Nhĩ Kỳ "tấn công phòng ngừa" để bóp nghẹt nhà nước còn chưa thành hình của người Kurd? Ankara có  thể sợ hãi về một nhà nước nổi lên trên bản đồ chính trị khu vực và đáng ngại hơn khi nó nằm cạnh khu vực người Kurd bất ổn ở phía đông nam Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ.

"Tính khả thi của việc điều chỉnh chính quyền liên bang tại Syria là điều kiện trong tiến trình thực hiện đối thoại xuyên Syria", ông Kosach nói thêm.

Lễ khánh thành văn phòng đại diện của Kudistan Syria thời gian gần đây tại Moscow là dấu hiệu của một "cuộc đối thoại mang tính xây dựng" giữa 2 bên, một quan chức người Kurd cho biết.

[mecloud] t5o4p5cDqo[/mecloud]

Moscow sẽ thắng hay bại?

Nếu kịch bản thành lập liên bang rốt cuộc được sáng tỏ thì Nga không có gì để mất nhưng sẽ có những bất lợi nhất định, ông Vadim Kozyulin, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm PIR (viện nghiên cứu độc lập tại Moscow) lập luận với tờ RBTH.

"Mặc dù người Kurd tại Syria chưa bao giờ công khai ý định đấu tranh cho một nước riêng biệt thì tình hình hiện nay có thể phát triển tương tự như tại khu vực Kurdistan ở Iraq. Chính thức (nó có thể được gọi là) tự chủ, có tất cả các thuộc tính của một nhà nước: chính phủ, pháp luật, đội hình quân sự (peshmerga), các nguồn ngân sách có thể tồn tại... Khu vực Kurdistan tại Syria có thể noi theo tấm gương này".

Trong bối cảnh Syria củng cố như một nhà nước thống nhất - như các cường quốc thế giới đề xuất vào tháng 11/2015 - sự hợp tác tương đối giữa người Alawites và người Kito với người Kurd có thể đảm bảo họ sẵn sàng thỏa hiệp. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào việc người Kurd ở miền bắc có hạn chế tham vọng đạt được lợi ích do tự trị mở rộng mang lại hay không.

[mecloud]rmbfKgSaZl[/mecloud]

Sự hợp tác không được đảm bảo

Ở khía cạnh này, sự hợp tác giữa các bộ tộc người Sunni và lãnh đạo của họ - một số được gọi là "phe đối lập ôn hòa" - với "chính quyền trung ương" chính thức tại Damascus còn cách xa đảm bảo.

Khái niệm về một tổ chức giống như nhà nước của người Sunni sau khi sự chia cắt liên quan tới đề nghị của ông John R.Bolton (một học giả tại Viện Doanh nghiệp Mỹ), người từng lại đại sứ Mỹ tại LHQ từ tháng 8/2005-12/2006. Trong một bài báo xuất bản tháng 11/2015 trên tờ New York Times, ông Bolton cho rằng "sự thay thế tốt nhất cho Nhà nước Hồi giáo tại phía bắc Syriavaf phía tây Iraq là một nhà nước Sunni mới, độc lập".

Ông Bolton nhìn kịch bản này qua lăng kích của việc "tạo ra một sự thay tế đáng tin cậy để thay cho IS" và ông định nghĩa đó là "nhà nước Sunni". Trên thực tế, đó là một thực thể đơn tôn giáo, người Shiites và người Kito được mặc định lệ thuộc. Điều này giống như một phiên bản "ánh sáng của IS" - như cách diễn đạt của ông Bolton - có thể là một lực lượng chống lại cả ông Assad và Baghdad".

Nhưng khả năng này là không cao vì những bên liên quan lớn trong khu vực, hiện là một phần trong tiến trình giải quyết xung đột, sẽ chấp nhận nó. Chủ yếu là các nước lớn như Nga, Iran, Iraq và nhà nước Syria hiện vẫn đang có chủ quyền.

Sunni, trụ cột thứ ba giải quyết vấn đề

Cơ hội thực hiện một kế hoạch khác nữa - một khu tự trị bền vững của người Sunni thuộc Syria thống nhất - sẽ rất ít khi mà IS vẫn không bị đánh bại, vẫn còn là bộ máy quân sự hùng mạnh và thay thế cho những người Hồi giáo cực đoan.

Tuy nhiên, nếu các nhóm người Sunni ôn hòa - những người đang phản đối IS và chiến đấu chống lại các chiến binh thánh chiến trên mảnh đất của họ - được cung cấp một nền tảng để thành lập đơn vị hành chính riêng tại Syria thì liệu họ có thể góp phần hình thành một mặt trận thống nhất chống lại kẻ thù không đội trời chung?

Nga sẽ khôn ngoan khi hỗ trợ cho tham vọng của những nhóm Sunni ôn hòa, ông Kozyulin khẳng định. Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết để Chính sách ngoại giao của Nga linh hoạt.

Nhiều khả năng, một nhà nước Syria thống nhất là lựa chọn công bằng và bền vững nhất. Nhưng khi cuộc nội chiến kéo dài đã quá lâu, thù hằn, nợ máu tích lũy quá nhiều thì điều này có thể đã quá muộn. Ở thời điểm này, con lắc chính trị và quân sự tại Syria đang dao động. Nó có thể xoay quanh 2 cách: hoặc là thành lập liên bang, hoặc là phân chia đất nước.

Bảo Linh (RBTH)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news