Tin mới

Tỷ phú làng chài xin đất dựng nhà ở Trường Sa

Thứ sáu, 27/03/2015, 14:46 (GMT+7)

Nổi danh tỷ phú làm giàu từ\nbiển, lão ngư Bùi Thanh Ninh (Bình Định) khiến nhiều người bất ngờ viết đơn đề\nnghị xin 200m2 đất trên đảo Song Tử Tây (Trường Sa - Khánh Hòa) để dựng nhà dịch\nvụ, giúp ngư dân bám biển dài ngày và kết nối đảo với đất liền…

Nổi danh tỷ phú làm giàu từ biển, lão ngư Bùi Thanh Ninh (Bình Định) khiến nhiều người bất ngờ viết đơn đề nghị xin 200m2 đất trên đảo Song Tử Tây (Trường Sa - Khánh Hòa) để dựng nhà dịch vụ, giúp ngư dân bám biển dài ngày và kết nối đảo với đất liền…


 

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng

Sinh ra ở làng chài nghèo Tam Quan Bắc, từ thuở nhỏ lão ngư Bùi Thanh Ninh (57 tuổi) đã theo cha lên ghe nhỏ ra khơi kiếm sống. Đến năm 19 tuổi, ông nhập ngũ làm nghĩa vụ tại Campuchia.

Lớn lên, ông nhập ngũ tham gia quân đội. Hết nghĩa vụ, ông về quê với hai bàn tay trắng, chiếc ba lô cũ và bộ áo lính sờn vai. Dù bao năm ở chiến trường vững tay súng, nhưng khi trở về ông vẫn không quên vị của biển, ông tiếp tục theo bạn lên những chuyến tàu ra khơi để nuôi gia đình.

Xuất ngũ trở về lại với hai bàn tay trắng, chiếc ba lô cũ và bộ áo lính sờn vai. Dù bao năm ở chiến trường vững tay súng, nhưng khi trở về ông vẫn không quên vị của biển, ông tiếp tục theo bạn lên những chuyến tàu ra khơi để nuôi gia đình. Khởi nghiệp bằng chiếc ghe máy 10CV cũ nát, ông dùng chiếc ghe này đánh cá nuôi sống cả nhà. Ông bắt đầu những chuyến buôn dài ngày, mang cá ra Bắc bán. Sau đó ông chuyển sang mặt hàng hải sản đông lạnh. Nhiều năm dành dụm cũng được ít vốn, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng rồi trực tiếp đi mua gỗ, tự tay vẽ mẫu rồi thuê thợ đóng chiếc tàu theo thiết kế riêng của mình với công suất 30 CV.

Chiếc tàu đầu tiên do ông Ninh đóng chỉ có công suất 30CV nhưng là nỗi ước ao của hàng vạn gia đình ngư dân nghèo khó lúc đó. Vừa làm vừa dành dụm, vài năm sau ông Ninh đóng tiếp chiếc tàu thứ hai với công suất lớn hơn.

Dù chưa được học qua bất cứ trường lớp nào nhưng nhờ sự tìm hiểu và chuyên tâm, ông Ninh đã đóng ra những chiếc tàu vận hành hiệu quả. Cũng nhờ đó mà nhiều người đến đặt hàng đóng tàu của ông. Có năm ông nhận đóng hơn 200 chiếc tàu.

Có nhiều vốn, ông Ninh tiếp tục mở rộng kinh doanh dịch vụ buôn bán ngư lưới cụ, máy móc phục vụ tàu thuyền, thu mua hải sản linh hoạt, năng động...

Không dừng lại ở đó, ông tiếp tục tập trung đầu tư phát triển đội tàu của tổ đánh bắt thủy sản ông Ninh, bắt đầu vươn khơi đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa

Với sự chịu khó và ý chí phấn đấu, vươn lên, đến hiện tại, ông Ninh đã quản lý tổ đội 16 tàu tổng công suất trên 6.000 CV. Và biệt danh tỷ phú làm giàu từ biển cũng từ đó mà được nhắc tới.

Ngôi nhà hai tầng của Lão ngư Sáu Ninh (cách gọi thân tình của ngư dân vùng biển này) nằm sát ngay xưởng đóng tàu Hoài Nhơn. Ga-ra được xây dựng lớn để đủ chỗ cho hai chiếc xe con 4 chỗ và 7 chỗ - những chiếc xe phục vụ đắc lực cho hoạt động của tổ đội.

Giờ thì Sáu Ninh đã nổi tiếng khắp tỉnh. Mới đây ông được bầu là đại diện nông dân Việt Nam xuất sắc của tỉnh Bình Định (do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bầu chọn).

Tỷ phú làng chài Bùi Thanh Ninh. Ảnh: Dân trí

Xin đất dựng nhà ở Trường Sa

Theo nguồn tin trên báo Pháp luật & Thời đại, ngày 18/7/2014 ông viết đơn gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân, UBND tỉnh Bình Định, UBND xã Tam Quan Bắc trình bày nguyện vọng xin được cấp 200m² đất tại huyện đảo Hoàng Sa, thuộc xã đảo Song Tử Tây. Đơn có xác nhận của Chủ tịch UBND xã Phạm Ngọc Bào. Ngày 18/7/2014 UBND huyện Hoài Nhơn có tờ trình gửi UBND tỉnh về việc xin giao đất xây dựng Trạm dịch vụ hậu cần nghề cá tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoa do PCT UBND huyện Phạm Trương ký. Ngày 1/8/2014 UBND tình Bình Định có văn bản gùi Bộ Tư lệnh Hải quân quan tâm xem xét.

Trong đơn ông Ninh ghi rõ "...Nguyện vọng tôi xin cấp một lô đất 200m² tại huyện Trường Sa thuộc đảo Song Tử Tây, nhằm mục đích: Một là, xây dựng trạm cho tổ đội đánh bắt thủy sản ra vào. Hai là, để giảm bớt chi phí nguyên liệu. Ba là, thời gian bám biển dài ngày hơn. Bốn là, nối đảo với đất liền gần nhau. Năm là, để khẳng định chủ quyền Tổ quổc và chủ trương bám biển".

Ông Ninh bày tỏ: "Nhiều năm qua, cũng như hàng vạn ngư dân khác, tôi luôn mong muốn có một cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá ở Trường Sa. Đối với ngư dân, biển là ruộng, đảo là nhà. Nếu có cơ sở làm ăn ngay trong nhà của mình ở Trường Sa, tàu thuyền của ngư dân sẽ không phải mất bốn, năm ngày để vào đất liền tiếp nhiên liệu, lương thực. Nhưng quan trọng nhất là mình được làm ăn ngay trong ngôi nhà của mình ở nơi đầu sóng, ngọn gió, qua đó góp phần bảo vệ chủ quyền đất đai, trời biển của Tổ quốc”.

Được biết, mới đây ông Ninh được bầu là đại diện nông dân Việt Nam xuất sắc của tỉnh Bình Định (do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bầu chọn). Riêng nhà ông có 3 người con, thì một là thạc sỹ, trường phòng tổ chức của Trường ĐH Quang Trung, một là nhân viên Ngân hàng BIDV, cậu út đã tốt nghiệp Học viện Hành chính TP.HCM, đang học lên cao học.

Đơn đề nghị của ông được ông Phan Ngọc Bảo, Chủ tịch UBND xã Tam Quan Bắc xác nhận ngày 18/7/2014. Huyện Hoài Nhơn đang tiếp tục trình UBND tỉnh xem xét.

Bảo An (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news