Với tổng chiều dài khoagnr 35,4km và 350 triệu viên gạch được sử dụng, trải qua nhiều thế kỷ mưa gió, hầu hết công trình này vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay. Năm 2010, để tìm hiểu bí mật bền vững trước thời gian của Vạn Lý trường thành, một nhóm nghiên cứu đã bắt đầu phân tích thành phần vật liệu xây dựng của nó. Sau khi phân tích, họ phát hiện ra nó chứa một lượng lớn gạo, loại lương thực chính mà người Trung Quốc ăn từ thời cổ đại.
Sử dụng ngũ cốc để làm chất kết dính không có gì lạ. Trong hagnf nghìn năm, các kiến trúc sư Trung Quốc đã sử dụng hỗn hợp gạo nếp và cát trộn với nhau để làm vữa cho các công trình xây dựng khắp Trung Quốc. Đối với vật liệu này, người ta sẽ nấu gạo thành hỗn hợp sền sệt, sau đó trộn với cát và vôi bột. Bột vôi thường được tạo ra từ cách nung đá vôi. Các nhà nghiên cứu tại ĐH Tứ Xuyên cho biết hỗn hợp dạng sệt này chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử kiến trúc Trung Quốc. Nhờ đặc tính rắn chắc và ít lỗ, nó được gọi là "bê tông" ở Trung Quốc cổ đại.
Các nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm đến công thức độc đáo này tại Trung Quốc cổ đại. Trong những năm gần đây, các nhóm nghiên cứu từ các nước khác nhau đã tiến hành ngheien cứu về vấn đề này và đạt được tiến bộ. Một nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc đã mất 6 năm để thu thập 378 mẫu vật liệu xây dựng từ 159 công trình kiến trúc cổ tển khắp đất nước, từ địa điểm khảo cổ Taosi vào năm 2300-1900 trước công nguyên đến cuối thời nhà Thanh. Họ đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm hóa học trên các mẫu và phát hiện ra 219 mẫu vật liệu từ 96 tòa nhà có chứa chất hữu cơ gồm tinh bột, protein, đường nâu, máu và dầu. Chính những vật liệu hữu cơ này đã bảo tồn một số lượng lớn các công trình kiến trúc cổ ở Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu nói rằng cát và sỏi đóng vai trò quan trọng đối với độ bền của chính tòa nhà.
Các nhà nghiên cũng không chắc chắn về niên đại sử dụng gạo làm vật liệu xây dựng, nhưng chắc chắn gạo nếp thường được dùng trong các tòa nhà vào thời Đường. Trong triều Tống và Minh, cả 2 đều phát triển nhiều kỹ thuật dân dụng và việc sử dụng gạo nếp trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là trong nền móng của những tòa nhà quan trọng.
Trong gạo nếp có polysaccharid, khiến nó trở nên dẻo. Cấu trúc phân tử của gạo đặc hơn. Sau khi trộn với cát sỏi, cường độ nén của hỗn hợp có thể tăng lên và tường xây bằng vật liệu này không dễ bị nứt. Đồng thời, vật liệu này có khả năng chống thấm nước tốt, giúp cho công trình có thể chống ăn mòn cao hơn.
Các mẫu xây dựng được thu thập từ đại sảnh và khu vườn trong Tử Cấm Thành chứa nhiều tinh bột thực vật. Bức tường hiện có của Vạn Lý Trường thành thời nhà Minh cũng tương tự. Nhưng có một điều đặc biệt là những mẫu vật thu thập được từ một vài đoạn Vạn Lý Trường thành thời nhà Minh ở Diên Khánh còn có lẫn cả huyết động vật. Tuy nhiên, điều này chỉ xuất hiện trong 5 mẫu vật phẩm.
Dùng huyết động vật làm vật liệu xây dựng nghe có vẻ hơi đáng sợ nhưng trong lịch sử nhiều nước, nó là chất phụ gia vật liệu xây đựng phổ biến. Pháp, Italy, Anh đã ghi lại cách trộn huyết với bùn, cát, sỏi làm vật liệu xây dựng. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy các kiến trúc sư Trung Quốc thường sử dụng huyết lợn để thêm vào bùn cát nhằm làm tăng độ chắc chắn và huyết lợn thì rất dễ kiếm.