Trong 296 năm nhà Thanh tồn tại, có tổng cộng 13 hoàng đế. Trong số đó, Khang Hy và Càn Long có thời gian trị vì chiếm gần một nửa. Đặc biệt, Càn Long sống đến 89 tuổi, được xem là thọ nhất thời bấy giờ. Tại sao trong bối cảnh các hoàng đế triều Thanh thường có tuổi thọ ngắn, Khang Hy và Càn Long lại sống lâu đến vậy? Lý do là cả 2 người đều tránh được một "bệnh chung" của các vị vua cổ đại.
Khi Thuận Trị đế qua đời vì bệnh đậu mùa, lúc chọn người kế vị, Khang Hy Huyền Diệp chính là ứng viên kế vị sáng giá nhất vì ông đã từng mắc và khỏi căn bệnh này. Được sự ủng hộ của Hiếu Trang Văn Thái hậu, Thuận Trị đế đã tiêu diệt các phe phái phản loạn, chiếm lấy Đài Loan và mở ra thời kỳ thịnh vượng Khang Hy và Càn Long sau này.
Về phần Càn Long, có thể nói ông là vị hoàng đế may mắn. Sau sự cai trị của 2 thế hệ Khang Hy và Ung Chính, nhà Thanh dần bước vào con đường thịnh vượng. Vì vậy, khi Càn Long lên ngôi, ông không còn phải lo lắng về việc thống nhất đất nước hay sự nổi loạn của các nước chư hầu.
Là một hoàng đế đang ở thời thịnh vượng, Càn Long không chỉ có trí tuệ mà còn biết hưởng thụ. Nếu như Khang Hy vi hành là để điều tra nỗi khổ của người dân thì những chuyến tuần hành của Càn Long sau này hoàn toàn là để hưởng thụ. Một vị hoàng đế biết hưởng thụ thì tâm trạng luôn vui vẻ. Tâm trạng lại ảnh hưởng đến tuổi thọ của người đó. Do đó, Càn Long sống lâu cũng là điều dễ hiểu.
Đồng thời, yếu tố di truyền cũng đóng vai trò rất lớn. Mẹ Càn Long, Sùng Khánh Thái hậu sống tới 86 tuổi nên gene tốt này đã được truyền lại cho ông, khiến ông trở thành vị hoàng đế sống lâu nhất trong lịch sử.
Càn Long và Khang Hy đều giống nhau, đó là thích săn bắn. Không chỉ vào mùa xuân và mùa thu, cứ rảnh rỗi là họ lại tổ chức những cuộc đi săn tại bãi săn hoàng gia. Chăm tập luyện như vậy cũng là một trong những nguyên nhân khiến 2 vị hoàng đế này sống thọ.
Ngoài ra, một điều quan trọng khác liên quan đến sự trường thọ của Khang Hy và Càn Long. Bắt đầu từ thời Tần Thủy Hoàng, hầu như hoàng đế nào cũng muốn được trưởng sinh bất tử nên rất nhiều đạo sĩ vào cung để tiến hành luyện đan dược. Việc chế đan dược cần một lượng lớn chu sa và thủy ngân. Mặc dù chu sa có tác dụng chữa bệnh nhưng nếu dùng quá liều thì lại trở nên độc hại. Thủy ngân cũng có độc tính cao, dùng vài lần cũng có thể gây tử vong.
Trong lịch sử, có rất nhiều hoàng đế đã theo đuổi thuật luyện đan mà các đạo sĩ thêu dệt là có thể giúp trường sinh bất lão. Nhưng cuối cùng, họ chẳng sống thọ mà còn đoản mệnh. Đồng thời, cũng có một số quan lớn hay các phi tần ở hậu cung tham gia vào cuộc tranh giành ngai vàng vì chuyện thuốc trường sinh. Vì vậy, nhiều hoàng đế cuối cùng mất mạng không rõ nguyên nhân.
Dựa vào phân tích, từ tính cách, cả Khang Hy và Càn Long đều là những người có tâm hồn rộng lượng. Về thói quen, hai người đều thích tập luyện, rất siêng năng, có một lịch trình làm việc đều đặn. Họ thường tập võ mỗi buổi sáng và đều thích đi săn. Từ một góc độ nào đó, cả 2 đều đã tăng cường sức khỏe của mình. Ngoài ra, họ thích dạo chơi chốn nhân gian khi rảnh rỗi, luôn giữ tâm trạng tốt.
Tất nhiên, ngoại trừ yếu tố di truyền của Càn Long đế, cả 2 hoàng đế đều trị vì trong thời kỳ thái bình thịnh trị. Họ đường như không có nhiều phiền muộn, ở thời bình, văn vũ thăng hoa, tuổi thọ tự nhiên sẽ dài hơn. Thêm vào đó, cả 2 hoàng đế đều từ bỏ thuốc trường sinh, không ăn uống bừa bãi nên sống lâu là điều dễ hiểu