Tin mới

Vì sao Malaysia im lặng trong vấn đề Biển Đông

Thứ bảy, 04/06/2016, 12:10 (GMT+7)

Là một trong những nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại biển Đông. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Malaysia đang tỏ ra khá im ắng và dè dặt trong các hành động và phát biểu của mình.

Là một trong những nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại biển Đông. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Malaysia đang tỏ ra khá im ắng và dè dặt trong các hành động  và phát biểu của mình.

Chính phủ Malaysia tuyên bố chủ quyền với hơn mười hòn đảo đang có tranh chấp tại quần đảo Trường Sa, biển Đông. Cùng với Trung Quốc, Đài Loan họ tuyên bố chủ quyền với 3,5 triệu km vuông vùng biển bao gồm tất cả các tài nguyên như cá, dầu mỏ, khí đốt. Malaysia thậm chí đã cái tạo một bãi đá tên là Layang Layang để làm một khu du lịch lặn biển.

Các quốc gia Đông Nam Á có trữ lượng 5 tỷ thùng dầu thô và 80 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên ở biển, Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ cho biết . Nhưng Malaysia lại nói rất ít về tuyên bố của mình so với các nước láng giềng ngày càng có phản ứng gay gắt như Trung Quốc , Đài Loan , Việt Nam và Philippines .

Malaysia rất lo ngại những ảnh hưởng kinh tế do Trung Quốc có thể gây ra. Ảnh: Thestar.

"Malaysia cố tránh cho chiếc thuyền của mình lắc lư vì lo sợ những đợt sóng do Trung

Quốc có thể gây ra". Trung Quốc là một trong những đối tác kinh tế và là nhà đầu tư hàng đầu của nền kinh tế Malaysia, hậu quả nếu Trung Quốc hối thúc các doanh nghiệp, các nhà đầu tư của họ rút vốn ra khỏi Malaysia là điều mà giới chức Kuala Lumpur hết sức lo sợ một khi đang từ quan hệ đối tác trở thành đối nghịch do các vấn đề trên biển Đông.

Trung Quốc có sức nặng rất lớn đối với kinh tế Malaysia, là một trong những nhà đầu tư hàng đầu vào kinh tế Malaysia. Có thể kể đến hai ví dụ tiêu biểu mới đây, công ty năng lượng sạch nhà nước Trung Quốc đã đầu tư vào quỹ phát triển năng lượng bền vững của Malaysia 9,83 tỷ ringgit (2,37 tỉ đô la Mỹ), một tháng sau đó tổng công ty đường sắt Trung Quốc đã mua lượng lớn cổ phần của dự án phức hợp bất động sản Bandar Malaysia.

"Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu vào Malaysia",  Ibrahim Suffian giám đốc quỹ đầu tư Merdeka Center , Kuala Lumpur nói, "Chính điều đó sẽ điều chỉnh Chính sách của Malaysia trên biển Đông".

Giữ ổn định con tàu sau những đợt sóng Trung Quốc có thể gây ra do căng thẳng biển Đông là một việc vô cùng khó khăn với Malaysia và họ đã chọn cách nhượng bộ Trung Quốc, tiêu biểu là hành động Malaysia đã để Bắc Kinh "dung nạp "  một số mỏ khí đốt tự nhiên của Malaysia trong một vùng biển Trung Quốc muốn.

Malaysia phụ thuộc rất lớn vào kinh tế biển và những tài nguyên biển như dầu mỏ, khí đốt. Ngành năng lượng chiếm đến 20% GDP của nước này, nếu có xung đột  lớn xảy ra, đồng nghĩa với việc tất cả các hoạt động khai thác trên biển có nguy cơ bị ảnh hưởng. Đó là lí do vì sao Malaysia cứ để mặc cho Việt Nam, Philippines cùng Mỹ và các Đồng Minh mặc sức "la hét".

Malaysia đang nhượng bộ Trung Quốc? Ảnh: Forbes

Nhưng trong năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường sự xuất hiện các tàu tuần tra bờ biển tại một số bãi đá mà Malaysia có tuyên bố chủ quyền. Sự gia tăng hoạt động này chắc chắn không làm Malaysia thấy vui vẻ gì. Thủ tướng Najib Razak của nước này gần đây đã nói với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á rằng " nếu như Trung Quốc tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự của mình trong khu vực, những căng thẳng với Trung Quốc  sẽ tiếp tục leo thang giữa Malaysia và các nước láng giềng trong vùng biển gây tranh cãi với Trung Quốc." theo một trang tin tức địa phương The Star Online cho biết hôm thứ Hai. Ông Najib kêu gọi các bên  "hãy tìm một phương án hiệu quả" để thống nhất về một bộ nguyên tắc ứng xử trên biển Đông giữa Trung Quốc và các nước, tránh các rủi ro không cần thiết. Tuy nhiên, đã bắt đầu xuất hiện một số ý kiến trong nước muốn chính phủ Malaysia có phải có những động thái thể hiện sự cứng rắn hơn nữa với Trung Quốc.

"Malaysia đã rất do dự trong các biện pháp nhằm chống lại Trung Quốc một cách mạnh mẽ, điều này khác với Philippines hay Việt Nam những nước đã bị Trung Quốc "bắt nạt" trong nhiều năm trở lại đây. Một phần nữa vì giới chức cầm quyền ở Kuala Lumpur đã luôn được thuyết phục rằng giữa họ và Bắc Kinh tồn tại một "mối quan hệ rất đặc biệt"". Gregory Poling, giám đốc chương trình Khởi xướng sụ minh bạch hàng hải Châu Á - Mỹ phát biểu, "Nhưng càng ngày có nhiều các bộ phận của chính phủ tại Malaysia nghi ngờ các quan niệm cũ khi Trung Quốc đã gia tăng xâm nhập của nó vào vùng biển Malaysia."

Quý Vũ (Forbes)

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news