Vào thời cổ đại, cuộc sống của con người được xây dựng dựa trên 4 hoạt động chính là "ăn, mặc, ở, đi lại". Trong số này, phần "ở" tưởng như không quan trọng nhưng thực tế lại có ý nghĩa rất to lớn. Ngoài môi ngôi nhà và môi trường sống, "ở" còn bao gồm giấc ngủ.
Giấc ngủ, là một phần của cuộc sống con người. Dù có nhấn mạnh khả năng thức đêm đến mấy, cuối cùng chúng ta cũng sẽ trở về với vòng tay của giấc ngủ. Giống như ăn uống, giấc ngủ là một nhu cầu cơ bản của cơ thể chúng ta, là một hoạt động trao đổi chất của sự sống. Mặc dù nó không gây tử vong nhanh chóng như thiếu oxy, nhưng thiếu ngủ lâu dài cũng sẽ từ từ làm suy yếu cơ thể con người, giống như những hạt cát nhỏ từ từ làm mòn đá.
Vì vậy, kể từ khi loài người ra đời, giấc ngủ luôn là một hoạt động vô cùng quan trọng. Trong lịch sử dài lâu này, văn hóa loài người phát triển mạnh mẽ, bao gồm mọi lĩnh vực của cuộc sống. Người xưa đã đúc kết kinh nghiệm và đưa ra nhiều lời khuyên về giấc ngủ, trong đó có câu: "Khi ngủ đừng để đầu hướng về phía Tây".
Tại sao không nên để đầu hướng về phía Tây khi ngủ? Câu nói này có nguồn gốc xa xôi, gốc rễ trong văn hóa và tôn giáo. Người xưa tin rằng, phía Tây là nơi của những người đã khuất, là nơi linh hồn trú ngụ sau khi qua đời.
Ngày xưa, có một ngôi làng cổ nằm bên dãy núi, nơi ánh sáng mặt trời rải khắp cánh đồng, không khí đầy ắp mùa xuân. Mọi người trong làng đều biết trong mùa này mọi việc đều phải hướng về phía Đông. Giống như một học giả y học cổ truyền Trung Quốc từng nói rằng "Mọi người khi nằm xuống, xuân hạ hướng Đông, thu đông hướng Tây".
Vào mùa xuân và mùa hè, khi mọi vật trong thiên nhiên đang phục hồi, tất cả đều đang lớn lên trong ánh sáng mặt trời. Do đó, người xưa khi đi ngủ thì đầu giường luôn hướng về phía Đông. Họ tin rằng, làm như vậy có thể giúp họ hấp thụ nhiều "dương khí" hơn, làm cho cơ thể tràn ngập năng lượng. Đôi khi, họ còn di chuyển giường ngủ ra sân, ngước nhìn bầu trời sao, cảm nhận sức mạnh của thiên nhiên.
Còn khi gió thu hiu hắt, tuyết đông phủ trắng, người dân sẽ quay đầu giường về phía Tây. Theo lý thuyết Y học cổ truyền Trung Quốc, mùa thu và mùa đông thuộc về "âm", cần phải điều hòa "âm khí" để duy trì sự cân bằng của cơ thể. Họ tin rằng, ngủ quay đầu về phía Tây có thể giúp họ hòa mình với "âm khí", nuôi dưỡng sự cân bằng âm dương của bản thân.
Những người trong làng này đã truyền lại thói quen trên từ đời này sang đời khác. Họ tin tưởng rằng đây là cách để hòa mình với thiên nhiên, là việc kế thừa tri giác xưa cũ. Dù là trăm hoa đua nở trong mùa xuân hay là gió lạnh buốt xương trong đêm đông, họ đều biết rằng, chỉ cần tuân theo nhịp độ của mỗi mùa, sự cân bằng âm dương sẽ bảo vệ sức khỏe của họ.
Ngoài ra, câu nói "ngủ không quay đầu về hướng Tây" còn liên quan đến từ trường tự nhiên của Trái đất và sự cân bằng dòng điện sinh học trong cơ thể người. Trong máu người chứa nhiều sắt, khi đầu chúng ta hướng về phía Tây mà đồng hướng với hướng Nam - Bắc của từ trường Trái đất thì cơ thể sẽ đạt trạng thái cân bằng sinh học. Sự cân bằng này giúp duy trì các chức năng sinh lý bình thường.
Tuy nhiên, nếu đầu quay về hướng Tây hoặc Đông, vuông góc với hướng từ trường thì lực trong cơ thể mất cân bằng, khiến nhiệt tích tụ, ảnh hưởng đến lưu thông khí và máu bên trong.
Sự mất cân bằng này có thể gây ra hàng loạt vấn đề về sinh lý như mất ngủ, chóng mặt… Những vấn đề này sẽ lần lượt ảnh hưởng đến cơ thể, tạo thành một vòng luẩn quẩn. Tuy nhiên, nếu đầu hướng theo hướng Nam-Bắc, có thể thúc đẩy giấc ngủ sâu, cải thiện chất lượng giấc ngủ, khiến người ta tỉnh dậy với đầy năng lượng và ăn uống khỏe mạnh vào buổi sáng.