Tin mới

Việt Nam tham gia ngân hàng do Trung Quốc khởi xướng

Thứ ba, 30/06/2015, 09:58 (GMT+7)

Hôm qua 29/6, tại Bắc Kinh Ngân hàng Phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng đã chính thức được thành lập. Việt Nam là một trong 57 thành viên.

Hôm qua 29/6, tại Bắc Kinh Ngân hàng Phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng đã chính thức được thành lập. Việt Nam là một trong 57 thành viên.

Thành lập hệ thống tiền tệ mới của Thế giới

Các nước thành viên tham gia ký kết thỏa thuận thành lập AIIB

Tháng 10/2013, tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Ngân hàng Phát triển Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) được thành lập dựa trên sáng kiến của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngân hàng đã dự kiến sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2015 với 57 thành viên sáng lập, số vốn điều lệ 100 tỉ USD và do Trung Quốc chiếm cổ phần chi phối.

AIIB hoạt động trên mục tiêu chính là phát triển kinh tế bền vững thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực, các dự án trong lĩnh vực giao thông, năng lượng, viễn thông, nông nghiệp, môi trường và phát triển đô thị… Không chỉ tập trung vào kinh tế, tổ chức AIIB được lập ra còn nhằm cạnh tranh với các tổ chức tài chính đa phương khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (MB) điều hành bởi các đại diện châu Âu và Mỹ. Hay tại chấu Á có ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) do lãnh đạo người Nhật Bản điều hành.

Phái đoàn từ 57 nước đã tham gia ký kết thỏa thuận thành lập Ngân hàng Phát triển Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB).

Sau khi bị Mỹ cản trở trong việc tìm kiếm vai trò lớn hơn tại những tổ chức tài chính hiện thời, như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Trung Quốc đã không có sự lựa chọn nào khác là tự đứng ra thành lập một ngân hàng cho riêng mình, cũng nhằm khẳng định vị thế nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

“Đây là một thắng lợi chiến lược và ngoại giao lớn của Trung Quốc” trích lời nhà nghiên cứu Malcolm Cook tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nhận định về AIIB.

Đa số thành viên AIIB là các nước châu Á và quốc gia thuộc khu vực Trung Đông và Nam Mỹ. Cho đến thời điểm này thì Nhật Bản và Mỹ vẫn là 2 nước lớn từ chối tham gia vào ngân hàng do Trung Quốc thành lập.

Thỏa thuận ký kết hôm 29/6 nhằm xác định số lượng cổ phần mà các nước thành viên nắm giữ, cũng như xác định số vốn ban đầu của AIIB. Thông tin trên tờ Japan Times cho biết, các nước châu Á dự kiến chiếm 75% cổ phần trong AIIB, các nước châu Âu và những nước khác sẽ nắm 25% cổ phần còn lại. Tổng số vốn ban đầu của AIIB là 50 tỉ USD và sẽ dần tăng lên 100 tỉ USD. Cổ đông lớn thứ nhất là Trung Quốc với 25-30% cổ phần và Ấn Độ là cổ dông lớn thứ hai với 10-15% cổ phần.

Bên cạnh đó, Đức dự kiến có 4,1% cổ phần trong AIIB và trở thành cổ đông lớn thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. Vào hôm 24/6, Úc đã tuyên bố sẽ góp 719 triệu USD vào vốn của AIIB trong 5 năm, đẩy Úc trở thành cổ đông lớn thứ 6 của AIIB.

Với số cổ phần chiếm nhiều nhất trong các cổ đông nhưng Trung Quốc cho biết nước này sẽ không nắm quyền phủ quyết trong hệ thống AIIB. Điều này trái ngược so với việc Mỹ có toàn quyền phủ quyết giới hạn trong WB.

Sự thành lập của ngân hàng AIIB được coi là đối thủ cạnh tranh với các tổ chức tài chính do phương Tây dẫn đầu như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu Á.

Việt Nam tìm hướng đi mới

Việt Nam cũng là 1 trong 57 thành viên tham gia vào tổ chức AIIB. Đại diện Việt Nam Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã cùng các nước thành viên sáng lập ký điều lệ hoạt động.

Là một nước đang phát triển, có nhu cầu lớn về vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng. Với nguồn vốn ngày càng hạn hẹp từ các tổ chức như WB, ADB và chính phủ các nước , thì việc Việt Nam tham gia làm cổ đông của AIIB sẽ giúp Việt Nam bổ sung được một nguồn quan trọng để thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng của đất nước.

Việc trở thành cổ đông sáng lập AIIB giúp Việt Nam có thêm nhiều quyền ưu đãi, bao gồm quyền tham gia việc hoạch định và xây dựng Chính sách của ngân hàng này ngay từ những ngày đầu và trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng. Trong tương lai Việt Nam cũng sẽ có điều kiện để tham gia các vị trí điều hành ngân hàng, như Giám đốc điều hành, Giám đốc điều hành phụ khuyết. Qua đây thể hiện được tiếng nói của Việt Nam cũng như các cổ đông có quy mô nhỏ khác trong ngân hàng này.

Hoài An (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: tham gia