Tin mới

Vietnam Airlines “muối mặt’ vì tiếp viên buôn lậu, bị người Nhật bắt

Thứ năm, 27/03/2014, 10:21 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Trong nhiều năm hoạt động, không ít lần hãng hàng không quốc gia Việt Nam phải đứng ra “kiên quyết xử lý” các hành vi buôn lậu của nhân viên trong các chuyến bay khắp năm châu.

(Tinmoi.vn) Trong nhiều năm hoạt động, không ít lần hãng hàng không quốc gia Việt Nam phải đứng ra “kiên quyết xử lý” các hành vi buôn lậu của nhân viên trong các chuyến bay khắp năm châu.

 

 

Tiếp viên hàng không: “Tôi vận chuyển hàng vì lợi nhuận, không suy nghĩ gì"

 

Đó là lời gây sốc của một nhân chứng nguyên là tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines trong phiên tòa xử một vụ án buôn lậu lớn hàng điện thoại di động vào năm 2005.

 Theo đó, từ năm 1999 - 2002, Công ty Đông Nam (giám đốc Nguyễn Gia Thiều) đã nhập lậu tổng cộng 39.519 chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) trị giá 148,6 tỉ đồng bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hình thức gửi phi công, gửi tiếp viên hàng không theo đường phi mậu dịch. 23 tiếp viên, phi công của Vietnam Airlines đã tiếp tay trong vụ án này.

Tại phiên tòa, các bị cáo khai nhận đã cấu kết với một người Hồng Kông và một số tiếp viên, phi công của Vietnam Airlines nhập lậu 1.465 chiếc ĐTDĐ (trong đó vận chuyển cho Thiều 959 chiếc) trị giá 5,7 tỉ đồng. Theo đó, kẻ chủ mưu vào tận trụ sở Đoàn tiếp viên (trong sân bay) để xem lịch bay và số điện thoại cầm tay của các tiếp viên để liên hệ nhờ mang ĐTDĐ từ Hồng Kông về Việt Nam. Khi số tiếp viên, phi công về đến sân bay thì điện thoại báo số hiệu chuyến bay và thời gian hạ cánh, anh ta sẽ đến cổng Đoàn tiếp viên nhận "hàng" và trả tiền công vận chuyển (từ 25 - 35 USD/chiếc). Theo tài liệu mà cơ quan chức năng thu thập được, có đến 23 tiếp viên, phi công thường xuyên "đánh hàng" trong vụ án này

nữ tiếp viên hàng không,bị bắt,nhật,buôn lậu

Hình ảnh tiếp viên hàng không Việt Nam đã xấu đi trong mắt người Nhật. Ảnh minh họa

Nguyên tiếp viên hàng không Nguyễn Vũ Đăng, khi đó xuất hiện với tư cách nhân chứng – đã được tòa hỏi liệu có suy nghĩ gì không khi vận chuyển hàng buôn lậu. Anh này trả lời:  Đơn thuần chúng tôi chỉ nghĩ đến chuyện kiếm lợi nhuận thôi”, theo báo Thanh niên

Ở thời điểm năm 2005 khi vụ án này diễn ra, số các tiếp viên hàng không đều không bị xem xét trách nhiệm hình sự, chỉ bị triệu tập ra tòa với tư cách nhân chứng.

Tiếp viên phó buôn lậu 50 Iphone 5s

Vào tháng 9/2013, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Công an TP.Hà Nội) đã thực hiện lệnh tạm giữ đối với tiếp viên phó của Hãng hàng không Vietnam Airlines là Bùi Ngọc Tuấn, để điều tra về hành vi buôn lậu.

Liên quan tới vụ việc, lúc 6 giờ 25 phút ngày 22.9, khi chuyến bay mang số hiệu VN106 của Vietnam Airlines từ Paris (Pháp) đáp xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội), lực lượng an ninh của sân bay phát hiện Bùi Ngọc Tuấn mang theo 50 chiếc điện thoại iPhone 5S trong hành lý mà không làm thủ tục khai báo.

Theo đó, toàn bộ số điện thoại iPhone 5S kể trên đều còn nguyên hộp, chưa qua sử dụng. Lực lượng an ninh sân bay Nội Bài đã lập biên bản và bàn giao Tuấn cùng toàn bộ tang vật cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, để điều tra và lập hồ sơ xử lý theo đúng thẩm quyền.

Theo đại diện cơ quan chức năng, đây là vụ buôn lậu qua đường hàng không có giá trị lớn, nên bên cạnh việc tịch thu số hàng, cơ quan chức năng có thể xem xét xử lý hình sự. Trên thị trường khi đó, mỗi chiếc iPhone 5S 16GB được bán với giá 22 đến 28 triệu đồng.

Nữ tiếp viên hàng không bị bắt tại Nhật

Sự việc sẽ không có gì ầm ĩ lắm, nếu như mới đây không có chuyện một nữ tiếp viên của hãng này bị bắt vì hành vi buôn lậu đồ ăn cắp, trong bối cảnh nhiều nước Châu Á đang lên án vì kỳ thị kịch liệt một số hành vi không mấy đẹp của người Việt Nam.

Theo đó, Tờ Sankei Shimbun và Yomiuri Shimbun của Nhật hôm nay đồng loạt đăng tin cảnh sát nước này bắt giữ nữ tiếp viên 25 tuổi của Vietnam Airlines Nguyễn Thị Bích Ngọc. Theo đó, người này bị nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp, trị giá khoảng 125.000 yen (tương đương 25,7 triệu đồng), trên một chiếc xe bus dành riêng cho đoàn bay từ khách sạn ở Osaka đến Sân bay Quốc tế Kansai, tháng 9 năm ngoái.

Ngoài ra, Cơ quan cảnh sát Nhật còn nghi ngờ khoảng 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines cũng có thể đã tham gia vào việc vận chuyển hàng ăn cắp. Trong số này, đã có 5 người bị thẩm vấn, bao gồm một phi công và 4 tiếp viên. Tất cả những nhân viên này hiện đều không có mặt ở Nhật Bản.

Cũng theo báo Nhật, nữ tiếp viên Bích Ngọc được cho là có ý định buôn lậu quần áo ăn cắp theo đặt hàng của một phụ nữ Việt Nam 30 tuổi sống ở Nhật. Cảnh sát Nhật cho biết, nữ tiếp viên Ngọc đã phủ nhận cáo buộc trên và khẳng định không biết số quần áo mình vận chuyển là hàng ăn cắp. Cũng theo nguồn tin này, kể từ tháng 6 năm ngoái, Bích Ngọc được cho là đã đưa số hàng ăn cắp trị giá khoảng 3 triệu yen Nhật (tương đương 618 triệu đồng) cho nhiều nhân viên hàng không khác để nhận lại tiền hoa hồng công vận chuyển.

Vụ việc này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, đặc biệt là trong mắt người Nhật Bản, vốn đã có ấn tượng không tốt với người Việt.

Một độc giả cho biết: “Tôi chuẩn bị qua Nhật du học mà đọc tin này thấy xấu hổ quá. Không biết khi qua bên đó bạn bè hỏi tôi là người nước nào, tôi phải trả lời sao đây”.

Dư luận cũng đặt ra trách nhiệm của Vietnam Airlines trước vụ việc, cho rằng hãng hàng không đã chưa quán triệt tốt đến nhân viên của mình, và khi nhân viên gặp vấn đề thì không chịu trách nhiệm, lại đổ lỗi cho nhân viên là vô trách nhiệm.

“Vietnam Airlines nên xin lỗi phía Nhật Bản dù bất cứ lý do gì, nhận trách nhiệm toàn bộ rồi về giáo dục lại nhân viên thì tốt hơn”, một độc giả chia sẻ.

Nam Nam

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news