Việc đối đầu trực tiếp trên Biển Đông với Trung Quốc có giúp ích cho Mỹ như kỳ vọng? Bài viết dưới đây là quan điểm của tác giả dưới góc nhìn từ lợi ích kinh tế mà Mỹ nhận được nếu có đối đầu trực tiếp với Trung Quốc.
Những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang. Mới đây nhất, Trung Quốc cho máy bay quân sự đổ bộ lên Đá Chữ Thập, một trong những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Trung Quốc lập luận cuộc đổ bộ là một hành động nhân đạo để sơ tán 3 công nhân bị bệnh. Tuy nhiên, theo Lầu Năm Góc, vấn để ở chỗ Trung Quốc sử dụng máy bay quân sự thay vì máy bay dân sự, đồng thời yêu cầu Trung Quốc giữ đúng lời hứa không triển khai hoặc điều động máy bay quân sự đến Trường Sa.
Các mối quan tâm của Mỹ về những hành động của Trung Quốc liên quan đến những lợi ích mà Biển Đông có thể mang lại. Ước tính, khoảng 5 nghìn tỷ đô la Mỹ đến từ thương mại hàng hải ở Biển Đông. Hơn nữa việc tàu bè lưu thông dễ dàng có ý nghĩa sống còn tới sự phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các nước khác trong khu vực. Vậy tại sao Mỹ - một quốc gia cách xa hàng ngàn dặm – lại nên thực hiện một bước đi đầy rủ ro khi đối đầu với Trung Quốc, nếu quốc gia này không đặt ra các mối đe dọa thương mại? Như một lựa chọn cuối cùng, Mỹ có thể đóng vai trò như một người hỗ trợ, nhưng trách nhiệm chính vẫn thuộc về các quốc gia Đông Nam Á – những nước bị đe dọa trực tiếp.
Những quốc gia được hưởng lợi ở Biển Đông đều phải có trách nhiệm cho an ninh ở vùng biển này. Ảnh: Mike Russia |
Thật không may, không phải quốc gia nào cũng có động cơ để gánh trên vai gánh nặng này, nhất là khi Mỹ sẵn chịu chi phí và rủi ro khi triển khai các lực lượng đến khu vực. Chỉ cần như trường hợp ở Châu Âu, các đồng minh của Mỹ ở Đông Á có rất ít động lực để trả “khoản phí” nước Mỹ đã chi để bảo vệ an ninh cho họ. Với hơn 19 nghìn tỷ đô la nợ quốc gia – Trung Quốc đang là chủ nợ nước ngoài lớn nhất, nắm giữ khoản nợ khoảng 1,2 nghìn tỷ đô la của Mỹ, theo số liệu của Sở Tài chính. Theo đó, Mỹ không thể có khả năng bảo vệ cũng như giám sát cả thế giới, đặc biệt là khi nó không mang lại lợi ích trực tiếp cho Mỹ.
Dù vậy, Washington đã gửi tàu sân bay USS John C. Stennis (CSG) đến Biển Đông để biểu dương lực lượng. Theo đó chi phí mua lại CSG vào khoảng 13 tỷ đô la, chi phí vận hành một ngày là 6,5 triệu đô la. Chi phí này Mỹ không đáng phải chịu.
Thật vậy, các đồng minh của Mỹ trong khu vực có khả năng chia sẻ chi phí quân sự cho các nhu cầu an ninh tập thể của mình. Các nền kinh tế bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia, New Zealand, Philippines, Việt Nam, Malaysia, và kể cả Thái Lan hay Ấn Độ, tất cả đều có lợi ích nên cũng phải có trách nhiệm cho những gì đang xảy ở Biển Đông.
Một điều nữa cũng cần phải xem xét: Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Mỹ; còn với Trung Quốc, Mỹ là quốc gia có giao dịch thương mại hàng đầu. Nói cách khác, cả hai quốc gia đều có quá nhiều lý do để tránh né những đối đầu trực tiếp.
Xem thêm:
[mecloud] LYFHpEqMyr[/mecloud]
Như Ngọc (National Interest)