Youtuber hiện nay là một nghề hot, được nhiều bạn trẻ đi theo. Thậm chí ngày nay, youtuber còn được coi là một nghề hot khi độ phủ sóng ngày càng cao. Tuy nhiên, vì mục đích câu view mà không ít lần các Youtuber đã tạo ra những nội dung khiến Cộng đồng mạng bức xúc.
Mới đây, một youtuber đã “hô biến” nên một chú cá sấu bạch tạng giả để trêu đùa người dân trong làng. Điều này nhanh chóng bị cộng đồng mạng lên án gay gắt. Cụ thể, youtuber này dùng sơn tạt vào một chú cá sấu để lừa người xung quanh và người dân trong làng rằng đây là một con cá sấu bạch tạng.
Vào năm 2009, các thống kê cho thấy toàn thế giới chỉ có 12 con cá sấu Nam Mỹ bạch tạng trong hơn 5 triệu con. Mặc dù đại diện phía Birkin tuyên bố trong số hơn 2 triệu cá sấu Nam Mỹ năm 2014 có khoảng 50 con bạch tạng.
Loài cá sấu bạch tạng cũng giống như nhiều loài bị bạch tạng (Leucistic) khác khi có làn da rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, vì thế chúng thường sống trong điều kiện môi trường bóng râm. Chúng dễ bị kẻ thù phát hiện vì có màu da khác biệt, vì vậy mà khó tồn tại trong tự nhiên. Đến nay, tất cả 12 chú cá sấu bạch tạng năm 2009 đều được sống trong môi trường nuôi nhốt.
Vậy nhưng youtuber Việt lại tạt sơn lên cá sấu bình thường, sau đó thả nó về hồ và đi lừa dối mọi người với dòng tít câu view: "Phát hiện cá sấu bạch tạng tiền tỷ" khiến ai nấy đều tò mò. Cộng đồng mạng nhanh chóng nhận ra rằng cá sấu vốn là loài hung tợn nhưng con cá sấu bạch tạng trong clip lại không hề có biểu hiện bản năng nào.
Đây thực chất là một con cá sấu thông thường, sau đó tạt sơn trắng và thả lại vào hồ nước, sau đó anh vờ như mình vô tình bắt gặp con vật lạ, để người xung quanh tụ tập, cố gắng bắt chú cá sấu. Khi lật xung quanh để kiểm tra thì những người đàn ông mới tá hỏa, phát hiện ra đây chỉ là một con cá sấu thông thường bị tạt sơn. Sau đó, chủ kênh youtube đã bỏ chạy, thể hiện mình là người bày trò “nhuộm” màu cá sấu.
Cộng đồng mạng đã tỏ ra bức xúc khi xem đoạn clip trên, cho rằng việcđộng vật khi bị thay đổi màu da bằng các chất hóa học như sơn có thể ảnh hưởng tới khả năng nhận thức. Đặc biệt, hành vi của đội ngũ YouTube bị các tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới lên án gắt gao.