Mỹ chuẩn bị kích hoạt một loạt các hệ thông phòng thủ THAAD tại các nước châu Âu. Đây có thể được xem như một vòng "kim cô" với Mosscow. Nhưng với tên lửa Yu-71 mới, rất có thể THAAD chỉ còn giá trị biểu tượng.
Hệ thống THAAD của Mỹ. Ảnh: Military |
Các quan chức Mỹ và NATO hôm 11/5 khẳng định sẽ kích hoạt lá chắn phòng thủ tên lửa THAAD tại một căn cứ không quân ở Deveselu, Romania, sau nhiều năm lập kế hoạch và đầu tư hàng tỷ USD. THAAD (hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối) là hệ thống phòng thủ có tính cơ động cao và được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo ngay khi chúng đi vào khí quyển trái đất, ở độ cao khoảng 80-100 km.
Ở trên biển, Mỹ từ lâu đã triển khai sự xuất hiện của các tàu khu trục Aegis, được trang bị tên lửa SM-3 có khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo ở độ cao từ 100-150 km.
Ở tầm thấp hơn, Mỹ có tên lửa Patriot, chuyên tiêu diệt tên lửa ở giai đoạn cuối của hành trình, tức ở độ cao khoảng 35 km.
Theo Mỹ, mục đích của lá chắn tên lửa là nhằm bảo vệ khu vực Bắc Mỹ và châu Âu trước những quốc gia họ coi là "hiếu chiến" như Iran và Triều Tiên. Dù Tehran đã đạt được thỏa thuận với các cường quốc thế giới về việc hạn chế chương trình hạt nhân, phương Tây tin rằng Iran vẫn tiếp tục phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo. Nước này đã thực hiện hai cuộc thử nghiệm vào cuối năm ngoái.
Tên lửa SM-3 khai hỏa từ chiến hạm. Ảnh: ARMY |
Nhưng Điện Kremlin cho rằng mục đích thực sự của lá chắn tên lửa là nhằm vô hiệu hóa kho vũ khí hạt nhân của Moscow đủ lâu để Mỹ có thể tấn công Nga trước, trong trường hợp chiến tranh nổ ra.
Có thể thấy, việc Nga phản ứng gay gắt với việc Mỹ đặt các hệ thống lá chắn tên lửa tại châu Âu là một động thái dễ hiểu. Với tình hình như hiện nay, bất cứ "thứ gì" bay khỏi bầu trời Nga sẽ đều có nguy cơ bị đánh chặn bất cứ lúc nào. Và đương nhiên Mosscow không thể ngồi yên nhìn Mỹ và châu Âu siết chặt "chiếc vòng kim cô" từng ngày. Nga cho rằng: các thành tố của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ là nhằm quân sự hoá vùng Nam-Đông Âu, nhắm trực tiếp vào nước Nga và trái với lợi ích ổn định của khu vực.
"Họ (NATO) không thể làm suy yếu tiềm năng hạt nhân chiến lược của chúng tôi, chính là vì chúng tôi không đứng yên tại chỗ. Chúng tôi luôn luôn đã, đang và sẽ tuyên bố rằng, chúng tôi tiếp tục làm việc để hiện đại hóa tổ hợp răn đe hạt nhân của mình", ông Sergei Zhigarev, Phó trưởng ban thứ nhất Ủy ban Duma về Quốc phòng Nga, cho biết.
Dựa trên phạm vi đánh chặn của các tên lửa thuộc các hệ thống phòng thủ này, các chuyên gia Nga đã phát hiện ra rằng lá chắn tên lửa của Mỹ không thể đánh chặn tên lửa ở tầng khí quyển giữa (từ 35-80 km). Chính vì thế Nga chủ trương xác định cách thức chống lại các lá chắn tên lửa đông đảo của Mỹ là sử dụng các phương tiện vũ khí có tốc độ siêu vượt âm hoạt động tại độ cao này. Với tốc độ cực nhanh và khoảng cách tương đối gần, các tên lửa đánh chặn của Mỹ hầu như không thể phản ứng kịp.
Để hiện thực hóa chiến lược này, Bộ Quốc phòng Nga đã đầu tư 2-5 tỷ USD cho một quỹ nghiên cứu tiên tiến (ARF), tương đương Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao của quân đội Mỹ (DARPA), nhằm thiết kế các loại vũ khí siêu vượt âm, được bắt nguồn từ lửa vũ trụ Yu-71 (Dự án 4202). Từ năm 2013, tên lửa Yu-71 đã được Nga thử nghiệm gắn vào đưa các loại tên lửa chiến lược hạng nhẹ UR-100 và R-29RMU2.
Nga đang phát triển các vũ khí vươt siêu âm. Ảnh: Reuters |
Qua nhiều lần thử nghiệm, tên lửa Yu-71 đã chứng tỏ có khả năng bay với vận tốc 6.000 tới 11.200 km/h trên đoạn hành trình dài 5.500 km và ở độ cao trên 80 km. Tuy nhiên, khác với các loại tên lửa đạn đạo khác, đầu đạn Yu-71 sau khi tách khỏi tên lửa đẩy, có khả năng thay đổi quỹ đạo bay theo độ cao và hướng bay. Trong trường hợp này, Yu-71 sẽ hạ độ cao xuống dưới 80 km trước khi thực hiện hành trình hướng vào mục tiêu.
Bên cạnh đó, Nga cũng đang tích cực triển khai các hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander có tốc độ Mach 6 và quỹ đạo bay cũng phức tạp không kém Yu-71, nhưng có tầm bắn gần hơn. Phần lớn hành trình bay của Iskander được thực hiện ở độ cao 40 km, tức nằm trong khoảng trống sơ hở của lá chắn tên lửa Mỹ (35-80 km)
"Nếu các tên lửa chiến thuật có tốc độ siêu vượt âm như Iskander là lời đáp trả đối với các lá chắn của Mỹ ở Rumania và Ba Lan, thì tên lửa đạn đạo Yu-71 là biện pháp đối phó hữu hiệu với các hệ thống của nước này ở biển Baltic và Đại Tây Dương, thậm chí ở các địa điểm xa xôi hơn", Valentin Vasilescu, học viện không quân Bucharest, nhận định.
Về phía Mỹ, họ dường như thừa nhận Nga đã tìm ra với các đối phó và khắc chế hệ thống phòng thủ của mình. Các nhà quân sự Mỹ nhận định rằng khả năng của lá chắn tên lửa ở châu Âu là hạn chế, và không được thiết kế để đối phó với "lực lượng hạt nhân chiến lược lớn và phức tạp của Liên bang Nga". Hệ thống phòng thủ tên lửa này chỉ được thiết kế để chống lại một số lượng nhỏ tên lửa hạt nhân và hoàn toàn không thích hợp để đối phó với một cuộc tấn công quy mô lớn của Nga.
Hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ muốn triển khai tại châu Âu được lên kế hoạch từ nhiều năm trước. Và hệ thống này là đặc trưng tư tưởng "coi nhẹ" nước Nga, tại thời điểm đó Mỹ và châu Âu cho rằng sưc mạnh quân sự của Nga chỉ còn là trên "giấy tờ" sau khi Liên Xô tan rã. Nhưng với cuộc chiến Syria vừa rồi, cộng thêm các tiến bộ trong nghành khoa học và quân sự của mình, Nga đã giúp phần biến những hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại của Mỹ tại châu Âu trở thành "một biểu tượng" chính trị đơn thuần để trấn an các nước châu Âu chứ không có giá trị thực tế một khi giao tranh nếu không được Mỹ nâng cấp toàn diện.
Quý Vũ (Tổng hợp)