Cải thiện quan hệ cộng đồng, tiết kiệm chi phí, thời gian phản ứng nhanh hơn, thân thiện với môi trường... là một số lý do khiến ngày càng có nhiều lực lượng cảnh sát lựa chọn tuần tra bằng xe đạp
1. Xe đạp ít đe dọa hơn các phương tiện tuần tra khác. Không có đèn hiệu, còi hú, không cần bãi đậu xe, khoảng thời gian từ lúc tới hiện trường đến khi bắt tay vào giải quyết vấn đề cũng không hề nhiều... đó là lý do vì sao những người tiếp xúc với cán bộ tuần tra bằng xe đạp dễ hợp tác và sẵn sàng lắng nghe hơn so với các phương tiện tuần tra khác.
2. Những người đi xe đạp khác cũng dễ chấp nhận "lời giáo huấn" từ cán bộ đi tuần tra bằng xe đạp. Những người đi xe đạp có thể kết nối nhiều hơn với cán bộ đi tuần bằng xe đạp. Họ có thể dễ tiếp thu những lời giáo huấn/các mệnh lệnh liên quan đến hành vi đạp xe và có khuynh hướng làm theo những lời khuyên đó. Những người này còn có thể phát triển tình bạn thân thiết với những cán bộ tuần tra bằng xe đạp, điều này không xảy ra với những cán bộ tuần tra bằng xe hơi. Tình bạn này quan trọng để tạo ra cách xử sự hướng tới cộng đồng.
Do có nhiều lợi thế nên việc tuần tra bằng xe đạp đã được nhiều lực lượng cảnh sát trên thế giới áp dụng |
4. Đồng phục của công an/cảnh sát đi tuần bằng xe đạp sẽ linh động hơn. Thay vì phải mặc cảnh phục, họ có thể mặc quần short, áo phông và điều này tạo ra ít mối đe dọa hơn. Các cơ quan có thể lựa chọn trang phục theo phong cách truyền thống hoặc một chiếc áo thoải mái hơn, điều này tùy vào hình ảnh mà họ mong muốn đạt được.
3. Tuần tra bằng xe đạp làm tăng kết nối với công chúng nhiều gấp 2 lần so với các phương tiện khác. Mọi người có nhiều khả năng sẽ hỏi những nhân viên tuần tra bằng xe đạp về các vấn đề pháp lý, xin chỉ dẫn, thông tin về bãi đậu xe hoặc nhiều thông tin khác hơn. Điều này giúp cảnh sát tạo dựng được những mối quan hệ giữa cộng đồng và cơ quan thực thi pháp luật.
5. Thủ phạm không chú ý tới người tuần tra bằng xe đạp. Những kẻ vi phạm phát luật thường không chú ý tới các nhân viên tuần tra bằng xe đạp. Họ sợ những đội tuần tra bằng ô tô. Bất cứ cán bộ đi tuần bằng xe đạp nào cũng đều bị thủ phạm phát hiện ra hoặc bị chú ý đến trong những giây cuối cùng, khi chúng đã bị tóm.
Chi phí rẻ, thân thiện với môi trường và con người, linh hoạt khi làm nhiệm vụ... là một trong những lợi thế khi tuần tra bằng xe đạp |
6. Xe đạp có thể len vào những nơi mà các phương tiện tuần tra truyền thống không thể. Một trong những lợi thế lớn nhất của việc tuần tra bằng xe đạp là có khả năng điều hướng nhanh quanh một khuôn viên, tránh được các chướng ngại vật và những mối nguy hiểm mà các phương tiện khác không thể.
Khi nhận được cuộc gọi cứu hộ, ô tô thường tốn nhiều thời gian và khó truy cập vào một địa điểm ở xa, bị nhiều rào cản. Đối với các sự kiện, cho dù là sự kiện thể thao, hòa nhạc, biểu tình... thì cảnh sát tuần tra bằng xe đạp vẫn có thể len vào giữa đám đông một cách nhanh chóng mà các phương tiện khác không thể.
7. Sĩ quan tuần tra bằng xe đạp có thể dùng tất cả các giác quan để phát hiện những hành vi bất hợp pháp. Họ có thể nhìn, nghe, thậm chí là ngửi tháy mùi manh mối dẫn họ tới nơi mà hành vi phạm tội xảy ra.
8. Việc đạp xe cũng có các Công dụng khác. Việc tuần tra bằng xe đạp có thể được tích hợp vào các hoạt động và các sáng kiến như: thực thi mục tiêu, giám sát, thực thi luật giao thông, đảm bảo trật tự công cộng.
9.Xe đạp mua rẻ và bảo trì đỡ tốn hơn so với phương tiện tuần tra truyền thống. Trung bình, một chiếc xe đạp cảnh sát được trang bị đầy đủ có giá 1.000 USD và nếu được bảo trì đúng cách sẽ dùng được trong nhiều năm. Chúng không tốn xăng dầu, không tốn chỗ đậu giống như các loại xe khác.
10. Xe đạp tốt cho sức khỏe, lợi cho môi trường. Do xe đạp chạy bằng sức người chứ không phải xăng dầu nên lượng khí carbon mà nó thải ra ít hơn rất nhiều so với ô tô. Với lượng khí thải bằng không chỉ cần một ít diện tích vỉa hè, việc tuần tra bằng xe đạp có thể là lựa chọn hấp dẫn cho những nơi nào có sáng kiến xanh.
Ngoài ra, cán bộ tuần tra bằng xe đạp có xu hướng khỏe hơn, vóc dáng cân đối hơn so với những người đi tuần bằng xe hơi.
Bảo Linh (Theo campussafetymagazine)