Trong bảng xếp hạng Chỉ số Hòa bình Toàn cầu (Global Peace Index) năm nay, Syria được cho là nước ít hòa bình nhất thế giới. Đây là lần thứ 2 liên tiếp nước này đứng đầu bảng xếp hạng do nó đang tiếp tục bị tàn phá bởi cuộc nội chiến được coi là nguy hiểm nhất thế kỷ 21.
[mecloud]hKZZTu3V07[/mecloud]
Yemen, Ukraine và Libya cũng nằm trong danh sách 10 nước nguy hiểm nhất thế giới khi mà các cuộc xung đột tại 3 quốc gia này có ít dấu hiệu thuyên giảm.
Cộng hòa Dân chủ Congo, Pakistan và Triều Tiên vẫn duy trì xếp hạng hòa bình ở mức "rất thấp" nhưng đã thoát khỏi top 10 nước có chỉ số hòa bình thấp nhất sau khi trải qua một năm có ít vấn đề hơn.
Vị trí đầu trong chỉ số hòa bình - do Viện Kinh tế và Hòa bình thực hiện hàng năm - là Iceland. Đất nước này đã 6 lần liên tiếp đăng quang ngôi vị quán quân là nước hòa bình nhất thế giới.
Phần Lan đã bị loại khỏi top 10, xếp hạng 11, mặc dù vẫn duy trì trạng thái hòa bình "rất cao". Australia từng đứng ở vị trí thứ 15 nhưng giờ chỉ được coi là nước có chỉ số hòa bình "cao".
Nhìn chung, có 81 quốc gia được coi là thanh bình hơn năm 2015 nhưng tình trạng hòa bình tại 79 nước bị phát hiện đã xuống cấp.
Theo bản báo cáo: "Sự thay đổi chỉ số lớn nhất duy nhất xảy ra do tác động của chủ nghĩa khủng bố, điều này đã làm giảm giá trị trung bình hơn 20%, tiếp theo đó là người tị nạn, người vô gia cư và tử vong do xung đột nội bộ".
Chủ nghĩa khủng bố "luôn luôn ở mức cao, những trường hợp chết do xung đột cũng cao trong vòng 25 năm qua và số lượng người tị nạ, người di tản thì ở mức chưa từng thấy trong vòng 60 năm qua".
Mặc dù có nhiều nước "có mức an lạc cao kỷ lục" nhưng 20 nước ở cuối bảng xếp hạng đang "dần trở lên ít thanh bình hơn rất nhiều, tạo ra sự bất bình đẳng ngày một tăng trong hòa bình toàn cầu".
Trong thập kỷ qua, số người tị nạn và di tản đã tăng đáng kể. Theo báo cáo, con số này đã tăng gần gấp đôi - khoảng 60 triệu người - được ghi nhận trong năm 2015 so với năm 2007.
Báo cáo nhận định: "Có 9 quốc gia với hơn 10% dân số được phân loại là người tị nạn hoặc di tản. Somalia và Nam Sudan có hơn 20% dân số phải di tản và Syria là hơn 60%".
Sự bất ổn chính trị đã thuyên giảm, 39 nước ghi nhận những kết quả tồi tệ hơn trong năm 2015.
Bảo Linh (Independent)